TOP 5 Nguyên nhân gây đau bụng trên rốn – Cách chữa trị

Đau bụng trên rốn ( đau thượng vị ) là một tình trạng thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan xem nhẹ bởi  đây có thể là dấu hiệu mà cơ thể dùng để cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu ngay về các vấn đề này trong bài viết dưới đây.

đau bụng trên rốn

Phần trên rốn, dưới ức là vị trí chứa nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể. Bao gồm dạ dày, túi mật, gan, tuyến tụy,… Do vậy, đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo các triệu chứng sau:

1. Đau bụng trên rốn do Viêm loét dạ dày

Đau bụng trên rốn do Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau bụng trên rốn. Niêm mạc dạ dày bệnh xuất hiện những vết tổn thương, xung huyết, viêm loét với nhiều mức độ khác nhau. Khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau bụng âm ỉ vùng trên rốn. Đặc biệt, cảm giác đau bụng thường tăng lên khi người bệnh ăn no.

Bên cạnh cảm giác đau bụng trên rốn, người bệnh viêm loét dạ dày còn có thể gặp nhiều triệu chứng khác. Như đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu,…

Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Tuỳ từng nguyên nhân mà lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp. Một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày phổ biến là nhiễm khuẩn HP. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng các thuốc kháng sinh kết hợp với chống viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

2. Đau bụng trên rốn do Khó tiêu

Khó tiêu là một chứng rối loạn tiêu hoá, khiến cho người bệnh khó chịu vùng bụng trên rốn. Tình trạng này thường xuất hiện khi bạn ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu và có tính axit cao. Bao gồm đồ ăn nhiều chất béo, chiên xào, nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas,…

Bên cạnh thực phẩm, khó tiêu còn có thể xuất hiện do nhiều yếu tố bệnh lý. Như viêm loét dạ dày, viêm tá tràng, trào ngược dạ dày, nhiễm khuẩn, ngộ độc,… Do đó, để cải thiện chứng khó tiêu gây đau bụng trên rốn hiệu quả thì cần xác định chính xác nguyên nhân.

Với trường hợp bạn bị khó tiêu do thực phẩm, bạn chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình. Ăn với lượng vừa phải và hạn chế các thực phẩm gây khó tiêu. 

3. Đầy bụng, chướng hơi

Đầy bụng, chướng hơi là một trong những nguyên nhân gây đau bụng trên rốn. Trong đường tiêu hoá, đặc biệt là dạ dày chứa nhiều khi hơn bình thường và cần ợ hơi để thoát hơi ra khỏi cơ thể.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây chướng hơi. Trong đó phổ biến là khi bạn ăn những thực phẩm không hợp vệ sinh. Dẫn tới bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn tiêu hoá. 

Người bệnh có thể cảm thấy đau bụng trên rốn âm ỉ hoặc đau theo từng cơn, ợ hơi hoặc xì hơi, táo bón, tiêu chảy,…

Với chướng hơi gây đau thượng vị thông thường có thể tự biến mất sau vài giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi đau bụng dữ dội, sốt, nôn mửa, tiêu chảy,… thì bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.

4. Đau bụng trên rốn, buồn nôn do trào ngược dạ dày

Đau bụng trên rốn, buồn nôn do trào ngược dạ dày

Bên cạnh triệu chứng đau bụng trên rốn, trào ngược còn gây buồn nôn, nôn mửa. Đây là bệnh lý phổ biến đường tiêu hoá, với đặc điểm dịch vị dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản. Gây tổn thương thực quản, thậm chí là vùng hầu họng và đường hô hấp.

Trào ngược dạ dày thường gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn trớ, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu,… Nhiều người bệnh còn xuất hiện cảm giác vướng nghẹn ở cổ họng như có khối u.

Bệnh cần được phát hiện và điều trị hợp lý. Bởi trào ngược kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Như loét thực quản, hẹp thực quản, barrett hay thậm chí là ung thư thực quản.

Do đó, khi gặp các dấu hiệu bệnh, bạn cần sớm đi thăm khám để biết rõ tình trạng cùng mức độ của bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị và kiểm soát của bệnh.

5. Sỏi mật

Túi mật là một cơ quan tiêu hoá, chúng nằm ở bên phải ổ bụng và dưới gan. Các thành phần trong túi mật có thể kết tụ lại thành những viên sỏi nhỏ. Gây tắc nghẽn túi mật và khiến cho người bệnh đau bụng trên rốn dữ dội, buồn nôn, nôn mửa,…

Bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Bởi tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng tới các cơ quan khác. Đặc biệt là gan và tuyến tuỵ.

Đa số các trường hợp sỏi mật được điều trị bằng cách cắt bỏ túi mật. Bạn không cần lo lắng bởi sau khi cắt bỏ túi mật, bệnh nhân vẫn có thể sống bình thường.  Tuy nhiên, cần xây dựng chế độ ăn uống và lối sống khoa học để đảm bảo hệ tiêu hoá hoạt động tốt.

Bên cạnh 5 nguyên nhân gây đau bụng trên rốn kể trên, còn có rất nhiều nguyên nhân khác. Điều quan trọng là bạn cần xác định được nguyên nhân chính xác, từ đó có cách chứa phù hợp. Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *