Lạc nội mạc tử cung là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị

Lạc nội mạc tử cung tuy là bệnh lý lành tính, nhưng gây nhiều bất tiện và đau đớn cho người bệnh. Trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt, bệnh còn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới.

lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Nội mạc tử cung là lớp tế bào hình thành trên lớp niêm mạc tử cung. Thường bong ra ra tạo thành máu kinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. 

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung được tìm thấy bên ngoài tử cung của phụ nữ. Bệnh khá phổ biến ở phụ nữ độ tuổi sinh sản, đặc biệt là từ 30 – 40 tuổi.

Bình thường nội mạc tử cung bong ra theo dòng máu kinh đến âm đạo và đi ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, ở người bệnh lạc nội mạc, máu kinh mang theo những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung lại chảy ngược vào trong và bám đậu vào các cơ quan khác. Trong đó:

  • Bám đậu ở cơ tử cung tạo thành u lạc nội mạc tử cung
  • Bám đậu vào buồng trứng tạo thành u lạc nội mạc buồng trứng

Bên cạnh cơ tử cung và buồng trứng, lạc nội mạc còn có thể hình thành ở các cơ quan khác. Như bàng quang, phúc mạc, niệu quản, trực tràng, đường ruột, túi cùng,…

Hình ảnh lạc nội mạc tử cung trên siêu âm

Hình ảnh lạc nội mạc tử cung trên siêu âm

Nguyên nhân gây bệnh

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân chính xác gây lạc nội mạc ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, có một số yếu tố liên quan tới sự hình thành và phát triển của bệnh như:

  • Sự trào ngược kinh nguyệt
  • Sự biến đổi của các tế bào phúc mạc
  • Sự biến đổi của các tế bào phôi
  • Sẹo sau một số phẫu thuật phụ khoa
  • Sự dịch chuyển của các tế bào nội mạc tử cung
  • Hệ miễn dịch bất thường

Dấu hiệu và triệu chứng lạc nội mạc

Tuỳ từng vị trí và kích thước của khối u lạc nội mạc mà bệnh có thể biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Ban đầu, người bệnh thường cảm thấy đau bụng trong chu kỳ hành kinh. Tuy nhiên, cơn đau thường có xu hướng tăng dần theo thời gian.

Một số dấu hiệu và triệu chứng  thường gặp của bệnh bao gồm:

  • Đau bụng dưới khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau có xu hướng tăng dần, nhiều trường hợp gặp đau bụng dữ dội.  
  • Đau bụng khi quan hệ tình dục
  • Đau bụng khi vận động hoặc đi tiểu
  • Rong kinh, rong huyết, kinh nguyệt ra nhiều và ồ ạt gây mất máu nhiều
  • Vô sinh
  • Một số biểu hiện khác như mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,… thường xảy ra trong thời gian hành kinh.

Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu,… Do vậy, khi có các dấu hiệu này, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh.

Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản của phụ nữ. Nhiều chị thắc mắc liệu phụ nữ mắc Lạc nội mạc tử cung có thai được không? Và có gây ung thư không?

lạc nội mạc có gây vô sinh không

  • Gây vô sinh – hiếm muộn

Theo các chuyên gia, có tới gần 40% các trường hợp vô sinh nữ có liên quan tới lạc nội mạc tử cung. Nguyên nhân là do khối u lạc này có thể cản trở đường di chuyển của tinh trùng qua tử cung và đến ống dẫn trứng. Một số trường hợp khối u gây tắc ống dẫn trứng và gây vô sinh. 

Tuy nhiên, những bệnh nhân lạc nội mạc ở mức độ nhẹ vẫn có khả năng mang thai. Do vậy, thường bác sĩ khuyên bệnh nhân nên cố gắng có con càng sớm càng tốt.

  • Gây thiếu máu

Tình trạng máu kinh nguyệt ra nhiều, ồ ạt và kéo dài có thể dẫn tới thiếu máu. Nhiều trường hợp cường kinh nghiêm trọng khiến người bệnh phải nhập viện và truyền máu cấp cứu.

Các chuyên gia cho biết, đa số các trường hợp lạc nội mạc tử cung đều là lành tính. Rất hiếm có trường hợp khối u lạc nội mạc gây ung thư.

Điều trị lạc nội mạc tử cung

Việc điều trị bệnhcòn phụ thuộc nhiều vào mức độ, triệu chứng và nhu cầu mong muốn sinh con của bệnh nhân. Thông thường, ưu tiên điều trị bằng thuốc để giảm đau cho bệnh nhân.

Một số phương pháp điều trị hiện nay:

Sử dụng thuốc trị lạc nội mạc tử cung

Có 2 loại thuốc được sử dụng trong điều trị lạc nội mạc. Gồm thuốc giảm đau và thuốc nội tiết.

  • Thuốc giảm đau như: paracetamol, ibuprofen, naproxen,…
  • Thuốc nội tiết như các thuốc tránh thai, thuốc chỉ có progestin và các chất đồng vận hormon hướng sinh dục. Thuốc nội tiết giúp làm chậm sự phát triển của khối u lạc nội mạc và ngăn chặn sự kết dính. Tuy nhiên, thuốc không giúp loại bỏ hoàn toàn hay thu nhỏ kích thước của khối u. Đồng thời, sử dụng thuốc nội tiết kéo dài có thể gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể giúp loại bỏ nhanh chóng khối u lạc nội mạc và cải thiện khả năng sinh sản cho bệnh nhân. 

Tuy nhiên bác sĩ không thể xác định được vị trí của tất cả các khối u lạc. Do vậy, chúng thường không được loại bỏ hoàn toàn. Do vậy, đa số các trường hợp u lạc thường tái phát sau phẫu thuật rất nhanh. Theo thống kê, có tới 80% phụ nữ phải đối mặt với tình trạng tái phát khối u lạc nội mạc sau phẫu thuật.

Lạc nội mạc tử cung nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống cho người lạc nội mạc

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng lạc nội mạc. Theo đó, nếu chị em có chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện triệu chứng và góp phần ngăn chặn khối u phát triển.

Chị em nên ăn:

  • Tăng cường ăn rau xanh. Như rau ngót, súp lơ, bắp cải, rau mầm, bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn , củ cải, cải xoong…
  • Thực phẩm giàu sắt. Như rau xanh, củ dền, mơ khô và sô cô la thường, trứng, cá….
  • Nên ăn các loại thịt trắng thay vì thịt đỏ
  • Axit béo Omega có trong cá hồi, cá thu, các loại quả hạch….
  • Nên uống nhiều nước lọc. Ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày.

Chị em nên kiêng:

  • Các loại thực phẩm giàu chất béo, chiên xào, nhiều dầu mỡ
  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt chó,…
  • Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Như đậu phụ, sữa đậu nành, mầm đậu nành, tinh bột đậu nành,…
  • Nội tạng động vật

Trên đây là một số thông tin về bệnh Lạc nội mạc tử cung. Hy vọng bài viết của Dược phẩm An Châu đã mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích trong nhận biết, điều trị và kiểm soát bệnh. Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *