Mỡ máu cao là một bệnh lý rất thường gặp ở nước ta. Tuy nhiên, các biểu hiện lại không rõ ràng khiến người bệnh rất chủ quan. Đến khi phát hiện, tình trạng có thể diễn biến nặng với nguy cơ đột quỵ hay đau tim. Việc chủ động nắm rõ những thông tin về bệnh sẽ giúp ích giúp bạn đối phó với căn bệnh này.
Mỡ máu cao là bệnh gì?
Bệnh mỡ máu cao hay còn gọi là bệnh mỡ máu, tăng lipid máu, rối loạn lipid máu hay máu nhiễm mỡ… Đây là tình trạng mà bạn có quá nhiều lipid ( chất béo ) trong máu, vượt quá mức bình thường của cơ thể.
Có 4 thành phần mỡ máu, bao gồm:
- Triglyceride
- Cholesterol toàn phần
- LDL – cholesterol
- HDL – cholesterol
Trong đó, LDL – cholesterol là loại nguy hiểm nhất. Chúng còn được gọi là cholesterol xấu vì gây ra các mảng bám cholesterol cứng, tích tụ bên trong mạch máu. Điều này làm tắc nghẽn động mạch, máu khó đi qua hơn và dẫn đến nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.
Ngược lại LDL – cholesterol là HDL cholesterol. Chúng được gọi là cholesterol tốt với vai trò mang cholesterol từ mạch máu, cơ quan đến gan đẻ xử lý. Tránh hiện tượng tích tụ chất béo ở động mạch.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh mỡ máu
Các nguyên nhân khiến bạn có thể bị tăng mỡ máu gồm:
- Yếu tố di truyền
- Uống nhiều rượu bia
- Chế độ ăn uống không lành mạnh. Như ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hoà hoặc chất béo chuyển hoà, thực phẩm chiên xào, dầu mỡ, đồ ăn sẵn,…
- Ít vận động
- Hút thuốc lá
- Do tác dụng phụ của một số thuốc. Bao gồm: Thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố, Steroid, thuốc kháng vi rút HIV…
- Các bệnh lý liên quan. Bao gồm: bệnh đa u tuỷ, hội chứng buồng trứng đa nang, suy giáp, xơ gan, bệnh thận mãn tính, tiểu đường, lupus, HIV,…
Một số yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Có tiền sử gia đình bị cholesterol cao.
- Bị suy giáp.
- Bị béo phì.
- Không ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Uống quá nhiều rượu.
- Bị bệnh tiểu đường.
- Hút thuốc lá.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mỡ máu cao
Hầu hết bệnh nhân không có nhiều triệu chứng hay dấu hiệu đặc chứng khi mỡ máu tăng cao. Do vậy, rất khó để người bệnh có thể tự phát hiện ra những rối loạn mỡ máu.
Chỉ khi bệnh tiến triển với sự tích tụ lipid máu trong lòng mạch thì mới biểu hiện bằng một số dấu hiệu tuỳ thuộc vào vị trí của mảng bám. Nếu mảng bám lớn chèn ép và gây hẹp lòng mạch sẽ dẫn tới hạn chế lưu thông máu đến các cơ quan. Gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, chân tay tê bì,…
Đặc biệt, khi mảng xơ vữa nằm ở các vị trí nguy hiểm như động mạch cảnh, động mạch vành,… có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Bệnh mỡ máu cao có nguy hiểm không?
Bệnh mỡ máu cao có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát. Tình trạng lipid máu tăng cao không được điều trị có thể tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ bên trong các mạch máu, gây xơ vữa động mạch. Từ đó, gây ra các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:
- Đau tim.
- Đột quỵ.
- Bệnh tim mạch vành.
- Bệnh động mạch cảnh .
- Ngừng tim đột ngột.
- Bệnh động mạch ngoại vi.
Các biến chứng nói trên đều là những biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Do đó, khi có tình trạng mỡ máu tăng cao, chúng ta không nên chủ quan mà cần có biện pháp điều trị hợp lý.
Điều trị bệnh mỡ máu cao
Khi điều trị bệnh mỡ máu cao, cần kết hợp giữa chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý và sử dụng thuốc.
Thay đổi lối sống
- Thường xuyên luyện tập thể dục
- Bỏ hút thuốc lá
- Ngủ đủ giấc, ít nhất bảy giờ mỗi đêm
- Kiểm soát mức độ căng thẳng của bạn
- Ăn thực phẩm lành mạnh hơn
- Hạn chế uống rượu.
- Giảm cân để đạt được trọng lượng khỏe mạnh.
Sử dụng thuốc trị bệnh mỡ máu
Có 4 nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh. Bao gồm:
- Thuốc hạ mỡ máu nhóm statin. Thuốc giúp hạ LDL cholesterol máu và giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ và đau tim. Nhóm thuốc này gồm một số thuốc như: simvastatin, atorvastatin, lovastatin,…
- Thuốc hạ mỡ máu nhóm fibrat. Giúp giảm chất béo trung tính và LDL cholesterol trong máu. Bao gồm một số thuốc như fenofibrat, clofibrate,…
- Niacin hay còn gọi là vitamin B3 hay PP
- Nhựa gắn axit mật
Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là khi phải sử dụng kéo dài. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.
Xem thêm: TOP 10+ thuốc giảm mỡ máu tốt nhất hiện nay và lưu ý sử dụng
Làm thế nào để giảm nguy cơ và phòng ngừa bệnh?
Ngay cả trẻ em cũng nên được kiểm tra máu để xem xét tình trạng mỡ máu. Đặc biệt nếu trong gia đình của trẻ có người bị đau tim, đột quỵ hoặc mỡ máu cao. Trẻ em và thanh niên có thể được kiểm tra 5 năm một lần.
Khi đến tuổi trung niên, bạn nên kiểm tra mỡ máu mỗi năm hoặc 2 năm một lần.
Những thay đổi bạn thực hiện trong cuộc sống có thể giúp bạn không bị tăng lipid máu. Bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Bỏ thuốc lá
- Hãy vận động thay vì ngồi một chỗ quá nhiều
- Giảm mức độ căng thẳng của bạn
- Ngủ đủ giấc
- Ăn đồ ăn lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế ăn thịt mỡ, thực phẩm giàu chất béo
- Giữ cân nặng ở mức hợp lý
Tóm lại, bệnh mỡ máu là một bệnh lý phổ biến và là một trong những yếu tố làm tăng các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, đau tim, bệnh mạch vành,… Do đó, ngay từ khi mới phát hiện, bạn nên có phương pháp kiểm soát và điều trị hợp lý. Chúc các bạn sức khỏe!