Người bị trào ngược dạ dày nên làm gì?

Bị trào ngược dạ dày nên làm gì là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh. Bởi khi được chẩn đoán trào ngược dạ dày, nhiều người bệnh bối rối, không biết nên làm gì và thay đổi lối sống ra sao để tốt cho tình trạng của mình.

Bài viết ngày hôm nay sẽ mách cho các bạn 7 điều nên làm khi có trào ngược dạ dày. Hãy cùng đón đọc nhé!

Bị trào ngược dạ dày nên làm gì

Có rất nhiều lưu ý bạn có thể áp dụng để cải thiện và đối phó với trào ngược dạ dày. Những mẹo này thực hiện rất đơn giản và đặc biệt hiệu quả khi trào ngược dạ dày mới xuất hiện. 

1. Nâng cao đầu giường khi ngủ

Nâng cao đầu giường khi ngủ là một trong những cách chống trào ngược dạ dày khi ngủ hiệu quả. 

Khi bạn nằm ngủ, axit dạ dày sẽ dễ trào ngược lên thực quản hơn so với khi bạn đứng hoặc ngồi. Do vậy, nhiều người gặp các triệu chứng ho, rát họng, khản tiếng vào buổi sáng, khi mới thức dậy. Thậm chí, với tình trạng trào ngược nặng, người bệnh có thể nôn trớ ngay trong đêm. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ và sức khỏe.

Bạn nên nâng cao đầu giường lên từ 15 – 20 cm so với bình thường. Mẹo này sẽ giúp thực quản của bạn cao hơn dạ dày. Do vậy mà chống được hiện tượng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Nếu không tiện kê cao đầu giường, bạn có thể sử dụng các gối chống trào ngược khi ngủ.

Bị trào ngược dạ dày nên nâng cao đầu giường khi ngủ

2. Thời gian ăn uống hợp lý

Thời gian ăn và lượng thức ăn mà bạn tiêu thụ cũng là những yếu tố góp phần gây ra chứng trào ngược dạ dày. Đặc biệt là khi bạn thường xuyên ăn khuya, với lượng thức ăn nhiều.

Do đó, người bệnh trào ngược dạ dày cần hạn chế ăn khuya. Tốt nhất là bữa ăn cuối cùng cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng đồng hồ. Đồng thời, không nên ăn quá nhiều vào bữa tối.

3. Tránh những thực phẩm làm trầm trọng triệu chứng trào ngược 

Có chế độ ăn kiêng hợp lý là một trong những đáp án không thể hiểu của câu hỏi: Bị trào ngược dạ dày nên làm gì?

Caffeine làm tăng sản lượng axit trong dạ dày và cũng làm giảm áp lực của cơ vòng thực quản dưới.  Sự suy yếu cơ vòng thực quản dưới là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng trào ngược dạ dày.

Caffeine không chỉ có trong trà hoặc cà phê. Nó còn được tìm thấy trong soda, các loại nước tăng lực, nước ngọt có gas,…

Tỏi, hành tây, bạc hà, thức ăn béo và rượu cũng có thể gây tác động xấu tới cơ vòng thực quản dưới.

Bạn cũng nên tránh các loại quả, trái cây làm tăng axit tại dạ dày như cà chua, cam, quýt, bưởi,…

Các thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chiên xào, dầu mỡ nhiều,… là những thực phẩm khó tiêu hoá. Chúng ở lại dạ dày lâu hơn bình thường và cũng là một trong những tác nhân gây trào ngược.

4. Bị trào ngược dạ dày nên làm gì? Bỏ ngay thuốc lá

Hút thuốc là rất có hại cho thực quản của bạn, chưa kể tới những ảnh hưởng xấu đến phổi. 

Đặc biệt, hút thuốc có thể làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới, làm giảm tiết nước bọt. Các yếu tố này để làm cho triệu chứng trào ngược dạ dày ngày một trầm trọng hơn.

Do đó, bạn nên bỏ thuốc lá nếu đang hút. Nếu bạn không thể bỏ thuốc lá ngay, hãy bỏ chúng một cách từ từ.

5. Bị trào ngược dạ dày nên giảm cân

Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ ợ nóng và trào ngược dạ dày mà còn gây loét thực quản và ung thư thực quản. Chỉ số khối cơ thể của bạn có liên quan trực tiếp đến số lần trào ngược  dạ dày mà bạn gặp phải. Cụ thể, nếu bạn càng nặng, bạn càng có nhiều đợt trào ngược dạ dày hơn so với người có cân nặng bình thường. 

Giải thích điều này, các chuyên gia cho biết: 

Béo phì có thể làm tăng áp lực lên dạ dày hoặc do các đợt giãn cơ vòng thực quản nhiều hơn.

Bị trào ngược dạ dày nên giảm cân

6. Tránh mặc quần áo chật

Các dụng cụ tạo hình cơ thể như nịt bụng, có thể gây ra rất nhiều áp lực cho dạ dày và tác động lên cơ vòng thực quản dưới. Từ đó, thức ăn và axit có thể trào ngược lên thực quản dễ dàng hơn.

Do đó, hãy mặc quần áo thật rộng rãi và thoáng mát nhé!

7. Chú ý đến các loại thuốc mà bạn đang sử dụng

Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tình trạng trào ngược dạ dày của bạn. Đặc biệt:

  • Thuốc chứa kali và tetracyclin có thể gây bỏng hoặc viêm thực quản.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Như ibuprofen, naproxen và aspirin có thể gây loét dạ dày, tá tràng và cũng có thể gây viêm thực quản.

Do vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc đổi dạng bào chế của thuốc hoặc đổi thuốc để tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ như trên.

Trên đây là một số mẹo hay giúp bạn trả lời được câu hỏi: Bị trào ngược dạ dày nên làm gì? Hy vọng bài viết của Dược Phẩm An Châu đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn có thêm những kiến thức điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *