Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là một tình trạng phổ biến mà chị em nào cũng có thể gặp ít nhất một lần trong đời. Không những gây những triệu chứng khó chịu mà chúng còn khiến chị em hoang mang không biết liệu rối loạn này cảnh báo điều gì? 

rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Một chu kỳ kinh nguyệt trung bình từ 28 – 30 ngày. Tuy nhiên, chu kỳ này có thể thay đổi tuỳ từng người. Có người chu kỳ 25 ngày, có người chu kỳ từ 30 – 35 ngày.  Thời gian hành kinh từ 3 – 5 ngày mà mất từ 50 – 150 ml máu.

Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày hành kinh và lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. 

Rối loạn này có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Hầu như chị em nào cũng đã gặp tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Đặc biệt là những chị em sau sinh, mới dậy thì hay tiền mãn kinh… Gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm lý và thậm chí là khả năng sinh sản của phụ nữ.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt. Trong đó phổ biến có các nguyên nhân như:

Rối loạn nội tiết tố

Nội tiết tố của phụ nữ có thể bị thay đổi ở một vài giai đoạn độ tuổi. Đặc biệt là độ tuổi dậy thì, sau sinh, thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

  • Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Khi trẻ em gái mới dậy thì, cơ thể sẽ phải mất nhiều năm để cơ thể đạt được trạng thái nội tiết cân bằng. Trong thời gian này, nội tiết thay đổi có thể gây ra sự thất thường của kinh nguyệt.
  • Rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Phụ nữ sau sinh có thể có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn hoặc ngắn hơn trước. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, nội tiết của phụ nữ thay đổi rất nhiều. Sau khi sinh, cơ thể cần một thời gian để trở lại trạng thái nội tiết bình thường.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh. Lúc này, chức năng của buồng trứng suy giảm có thể gây ảnh hưởng tới sự sản xuất của một số hormone. Dần dần chị e sẽ mất hẳn kinh nguyệt và chuyển sang giai đoạn mãn kinh.

Do thay đổi lối sống

  • Nhiều thay đổi lối sống cũng có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt như:
  • Căng thẳng, áp lực thường xuyên
  • Sử dụng các loại thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp
  • Thay đổi chế độ ăn uống đột ngột 

Một số nguyên nhân bệnh lý

  • U xơ tử cung, U nang buồng trứng, U lạc nội mạc tử cung, Đa nang buồng trứng,… là những bệnh lý thường gặp gây các vấn đề kinh nguyệt bất thường.
  • Viêm nhiễm phụ khoa, viêm niêm mạc tử cung
  • Đái tháo đường
  • U tuyến yên

Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau. Trong đó, bạn cần chú ý các dấu hiệu bất thường sau:

Bất thường về vòng kinh:

  • Kinh thưa: Vòng kinh của bạn kéo dài trên 35 ngày
  • Kinh mau: Vòng kinh của bạn ngắn dưới 22 ngày
  • Vô kinh: chị em không có kinh từ 6 tháng trở lên

Bất thường về lượng máu kinh:

  • Cường kinh: Lượng máu kinh ra nhiều và ồ ạt liên tục. Người bệnh thường xuyên phải thay băng vệ sinh gây bất tiện trong sinh hoạt. Đồng thời cường kinh có thể gây thiếu máu cấp tính, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.
  • Rong kinh: Người bệnh có số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày và mất nhiều máu. 
  • Thiểu kinh: Số ngày kinh chỉ dưới 2 ngày và lượng máu mất rất ít.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp chị em gặp các triệu chứng như đau bụng nhiều khi tới chu kỳ kinh nguyệt. Thậm chí đau lan ra sau lưng, xuyên ra cột sống và xuống đùi có thể là dấu hiệu bệnh lý.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không

Tuỳ từng nguyên nhân gây rối loạn mà mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Một số biến chứng mà bạn có thể gặp phải khi kinh nguyệt bị rối loạn như:

  • Thiếu máu: Cường kinh, rong kinh kéo dài có thể khiến lượng máu mất đi nhiều. Gây thiếu máu với các biểu hiện như mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt, loạn nhịp tim, thở gấp,… Nhiều trường hợp chị em phải truyền máu cấp cứu do thiếu máu cấp tính.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khiến âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt. Tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển và gây viêm nhiễm phụ khoa.
  • Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn
  • Cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u lạc nội mạc,… 
  • Ảnh hưởng tới đời sống quan hệ vợ chồng

Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Tuỳ từng nguyên nhân gây gây rối loạn mà bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau.

Thay đổi lối sống lành mạnh

Đối với trường hợp bị rối loạn do thay đổi lối sống thì bạn cần cải thiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc phù hợp. Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể và hạn chế sử dụng chất kích thích. Luyện tập thể dục thể thao và giữ tinh thần thoải mái.

Sử dụng thuốc tránh thai

Nếu rối loạn kinh nguyệt gây ra các triệu chứng như cường kinh, rong kinh kéo dài thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc tránh thai. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc tránh thai. Bởi thuốc nếu không sử dụng đúng cách có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt rối loạn hơn. Đồng thời gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ của phụ nữ.

Điều trị các bệnh lý liên quan

Đôi khi, các vấn đề về kinh nguyệt chỉ là triệu chứng được gây ra bởi một số bệnh lý. Như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, đa nang hay lạc nội mạc, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường…. Do đó, khi bạn điều trị những bệnh lý này thì tình trạng kinh nguyệt của bạn cũng sẽ được cải thiện hiệu quả.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng Rối loạn kinh nguyệtDược phẩm An Châu cung cấp. Điều quan trọng là bạn cần sớm đi thăm khám để biết được chính xác nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị rối loạn. Từ đó có phương pháp điều trị và cải thiện hợp lý. Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *