U tuyến vú có nguy hiểm không? Cách điều trị

U tuyến vú thường lành tính và không gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh có thể gây những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của chị em.

bệnh u tuyến vú

U tuyến vú là gì? 

U tuyến vú là tình trạng xuất hiện khối u trong tuyến vú. Các tế bào tuyến vú tăng sinh quá mức kiểm soát và tập trung tạo thành các u cục. Chỉ có khoảng 0,08% khối u vú chuyển hoá thành ung thư vú.

U vú thường xuất hiện ở phụ nữ độ tuổi từ 20 – 50 tuổi, trong đó phổ biến nhất là phụ nữ độ tuổi sinh sản từ 20 – 30 tuổi. Các khối u tuy lành tính nhưng có đặc điểm tăng dần kích thước theo thời gian. 

Nguyên nhân gây u tuyến vú

Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể gây khối u ở vú là gì. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự mất cân bằng nội tiết là yếu tố góp phần kích thích khối u vú hình thành và phát triển. Cụ thể, sự tăng cường hormone Estrogen, Prolactin và nội tiết tuyến giáp,… có thể kích thích sự tăng sinh quá mức của các mô vú.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u tuyến vú như:

  • Yếu tố di truyền
  • Độ tuổi: Nữ giới từ 20 – 45 tuổi có tỉ lệ mắc u vú cao hơn so với nữ giới ở lứa tuổi khác.
  • Tổn thương bầu vú, nhiễm trùng, áp -xe vú,…
  • Lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc nội tiết chứa thành phần Estrogen
  • Thói quen ăn uống kém lành mạnh. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về vấn đề này.

Phân loại 

Tuỳ từng tính chất mà có thể chia u tuyến vú thành các loại sau:

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú là những khối u xơ chắc, đều, hình tròn hoặc hình trứng nằm bên trong vú. U xơ thường là u lành tính, gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 40. Đối với những khối u lành tính còn nhỏ, chưa gây nhiều triệu chứng ảnh hưởng thì chị em chưa cần thiết phải mổ.

U xơ tuyến vú được phân thành các loại từ birads 1 đến 6. U xơ tuyến vú birads 3 trở xuống được đánh giá là u lành tính và hầu như không có khả năng chuyển hoá thành ung thư. Ngược lại với những khối u từ birads 4 trở lên được đánh giá là có khả năng ác tính. Cần tiến hành kiểm tra sinh thiết để chẩn đoán xác định rõ ràng.

Nang vú 

Nang vú hay còn gọi là u nang tuyến vú. Bản chất của nang vú là do ống sữa giãn ra và ứ dịch tạo thành khối u. Khối u nang tuyến vú chứa đầy dịch bên trong khiến cho người bệnh cảm giác khó chịu, đau tức và phải đi hút dịch nang ra. So với u xơ tuyến vú thì nang vú lành tính và ít nguy cơ chuyển hóa ung thư hơn.

Nhân xơ tuyến vú

Nhân xơ tuyến vú và u xơ tuyến vú đều giống nhau về bản chất. Tuy nhiên, khác nhau về hình dạng. Nhân xơ tuyến vú thường có hình dạng xác định, trong khi đó u xơ thường méo mó và không xác định được hình dạng.

Viêm xơ tuyến vú

Viêm xơ tuyến vú thường hình thành từ những tổn thương lành tính ở bầu vú. Trong đó, vú bị viêm và xơ cứng lại khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát khó chịu ở bầu ngực.

U nhú tuyến vú

U nhú tuyến vú được cấu tạo bởi tuyến, mô và các mạch máu. Khi một khối u đơn độc mọc lên ở ống dẫn sữa, gần núm vú được gọi là u nhú trong ống tuyến đơn độc. Người bệnh có thể sờ được một cục nhỏ ở núm vú và có thể gây chảy dịch hoặc máu từ núm vú.  Trường hợp này thường lành tính và ít có khả năng phát triển thành ung thư.

Tuy nhiên, trường hợp nhiều khối u mọc lên trong các ống sữa nhỏ cách xa núm vú thì được gọi là đa u nhú. Trường hợp này có nguy cơ cao dẫn tới ung thư vú.

Áp – xe vú

Áp xe vú thường gặp ở các phụ nữ sau sinh. Tình trạng ứ đọng, tắc sữa có thể gây viêm vú và hình thành ổ áp – xe. Triệu chứng thường gặp là bệnh nhân sốt, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, vú sưng tấy,… Sau đó, khối áp – xe được hình thành. Áp – xe vú cần được tiến hành tiểu phẫu chọc hút và loại bỏ áp – xe, kết hợp với sử dụng kháng sinh, kháng viêm để diệt khuẩn tiêu viêm.

Dấu hiệu và triệu chứng u tuyến vú

Cảnh giác các dấu hiệu u tuyến vú

U vú có thể gây nhiều dấu hiệu và triệu chứng khó chịu như:

  • Bệnh nhân thường cảm thấy đau tức và khó chịu vùng bầu ngực. Đặc biệt là khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sờ thấy các khối u cục, tròn chuyển động dễ dàng trong vú. U cục có thể thay đổi kích thước theo chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bầu vú đau, sưng , tăng nhạy cảm ở một vùng.
  • Có dịch sẫm màu nâu hoặc xanh rỉ ra từ núm vú. Lưu ý, với u lành tính thì dịch tiết từ núm vú sẽ không có máu.
  • Màu da xung quanh khối u có thể sẫm màu hơn so với vùng da còn lại.

Khi thấy những thay đổi này, chị em nên chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp theo dõi, điều trị phù hợp. 

U tuyến vú có nguy hiểm không?

Nhiều bệnh nhân chủ quan không đi thăm khám, khiến u ngày một tăng nhanh về số lượng và kích thước. Thậm chí nhiều trường hợp phát triển thành ung thư vú gây khó khăn trong điều trị.

U tuyến vú lành tính thường không gây những biến chứng nguy hiểm đến người bệnh. Tuy nhiên, u vú gây ra tình trạng đau tức, đau rát ở vùng bầu ngực khiến chị em rất khó chịu. Đặc biệt, cảm giác đau tức tăng lên khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của chị em.

Bên cạnh đó, một phần nhỏ các trường hợp u vú có thể phát triển thành ung thư vú. Chị em cần lưu ý một số dấu hiệu u tuyến vú như:

  • U cứng, không đồng nhất, bờ không rõ
  • U dính vào thành ngực hoặc dính vào vùng da trên vú
  • U khó di động
  • Núm vú bị lõm vào phía trong
  • Chảy máu núm vú

Khi gặp các dấu hiệu này, chị em nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh.

dấu hiệu ung thư vú

Phương pháp chẩn đoán u tuyến vú

Để chẩn đoán bệnh,  đầu tiền bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng. Như đánh giá bằng mắt, xoa, nắn để đánh giá vùng bất thường.

Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để biết rõ về tình chất, vị trí và kích thước của khối u. Các xét nghiệm thường dùng bao gồm:

  • Siêu âm vú: Giúp nhận biết khối u là u xơ hay u nang. Đồng thời, xác định hình dạng, vị trí và kích thước khối u.
  • Chụp nhũ ảnh hay còn gọi là chụp X – quang tuyến vú. Thường được sử dụng để chẩn đoán u xơ tuyến vú. Tuy nhiên, chụp nhũ ảnh thường được áp dụng cho phụ nữ trên 30 tuổi.
  • Sinh thiết: Giúp xác định khối u là lành tính hay  ác tính.

Sau khi tiến hành kiểm tra chẩn đoán, bác sĩ sẽ biết được tính chất, vị trí, hình dạng, kích thước và mức độ lành tính của khối u. Từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị u tuyến vú

Hiện nay, người bệnh có thể áp dụng phương pháp tây y hoặc đông y cho tình trạng bệnh của mình. Mỗi một phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng.

Tây y điều trị u tuyến vú

Sử dụng thuốc

Hiện nay, tây y chưa có thuốc đặc trị giúp tiêu được khối u vú. Đối với trường hợp bệnh nhân đau vú, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau thông thường. Như Paracetamol hoặc ibuprofen, các chế phẩm này còn có dạng gel bôi.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê một loại hormone như Danazol. Thuốc đã được chứng minh tác dụng giúp giảm đau vú. Bạn cũng có thể được sử dụng progesterone trong thời gian ngắn.

Thuốc chỉ góp phần làm giảm triệu chứng. Khối u vú vẫn có xu hướng tăng dần kích thước. Đến khi u to, gây nhiều triệu chứng khó chịu hoặc có nguy cơ chuyển hoá ác tính thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Có nên mổ u tuyến vú không?

Phẫu thuật loại bỏ khối u vú thường áp dụng đối với các khối u lớn và gây biến chứng. Giúp loại bỏ khối u nhanh chóng, tuy nhiên không triệt để. Bởi nguyên nhân sinh u vú vẫn còn ở trong cơ thể người bệnh, nên khối u thường tái phát sau phẫu thuật.

Đông y trị u tuyến vú

Hiện nay, người bệnh ngày càng ưa chuộng sử dụng các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên. Đặc biệt là với các bệnh lý u xơ, u nang hay mãn tính. Trong đó phải kể đến các thảo dược như:

  • Trinh nữ hoàng cung
  • Náng hoa trắng
  • Xạ đen
  • Củ mài đắng

Người bệnh u tuyến vú nên ăn gì? Kiêng gì?

Khi bị u tuyến vú, chế độ ăn uống rất quan trọng đối với sự phát triển của khối u. Nhiều thực phẩm giàu nội tiết tố có thể kích thích khối u tăng nhanh kích thước. Ngược lại, chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp chị em cải thiện triệu chứng và ức chế sự phát triển của khối u.

Người bệnh nên kiêng:

  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt dê,…
  • Các sản phẩm từ đậu nành. Như đậu phụ, sữa đậu nành, mầm đậu nành và các thực phẩm chứa tinh chất mầm đậu nành…
  • Nội tạng động vật như lòng, dồi, gan,..
  • Thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, nhiều đường, nhiều muối,…
  • Các thực phẩm kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,…

Người bệnh nên ăn:

  • Rau xanh và trái cây
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt trắng như thịt gà, thịt cá, thịt lợn,…
  • Sữa chua
  • Thực phẩm giàu omega 3

Trên đây là một số thông tin mà Dược phẩm An Châu chia sẻ về bệnh U Tuyến Vú. Nếu bạn đang còn bất thắc mắc nào liên quan đến bệnh, phương pháp điều trị hay chế độ ăn kiêng – Hãy liên hệ ngay tới Hotline 1800.0089 để được hỗ trợ tốt nhất. Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *