Cholesterol là gì? Nguyên nhân tăng và điều trị

Cholesterol luôn là một trong những cái tên được nhắc nhiều ở các bệnh lý về mỡ máu, xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ. Tuy nhiên, chúng có thực sự xấu? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích vai trò, nguyên nhân gây khiến chứng tăng cao cũng như cách điều trị và phòng ngừa.

Cholesterol là gì

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một thành phần đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Bình thường, chúng có 4 vai trò chính:

  • Góp phần cấu trúc nên thành tế bào
  • Tạo axit mật để tiêu hoá mỡ, thức ăn
  • Tham gia vào quá trình sản xuất vitamin D 
  • Tham gia sản xuất một số hormone, đặc biệt là hormone sinh dục.

Tuy nhiên, khi nồng độ chúng tăng cao lại gây ra nguy cơ mắc bệnh mỡ máu và tích tụ những mảng bám ở thành động mạch. Gây xơ vữa động mạch và nguy cơ gặp biến chứng đau tim, đột quỵ, bệnh tim mạch vành,…

Cholesterol không tan trong nước, do đó cần phải gắn với các lipoprotein để có thể di chuyển được trong máu.

Có 2 loại lipoprotein gắn cholesterol thường gặp:

  • Lipoprotein mật độ thấp ( LDL – C ).  Còn được gọi là cholesterol xấu vì chúng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến chứng đau tim, đột quỵ,…
  • Lipoprotein mật độ cao (HDL – C ). Còn được gọi là cholesterol tốt vì chúng có vai trò đưa cholesterol dư thừa ở các cơ quan về gan để xử lý. Giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.cholesterol là gì LDL và HDL

Cholesterol là gì, được tổng hợp ở đâu?

Cholesterol được tổng hợp từ 2 nguồn. Bao gồm nguồn nội sinh từ gan chiếm 75% và ngoại sinh từ thực phẩm mà bạn tiêu thụ chiếm 25%.

Trong đó, các nguồn thực phẩm giàu cholesterol bao gồm các thức ăn có nguồn gốc từ động vật, các thực phẩm nhiều chất béo, thịt, sữa, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng … Do đó, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này là một trong những yếu tố giúp giảm cholesterol máu.

Nguyên nhân gây cholesterol cao

Nồng độ cholesterol tăng cao trong máu là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với các bệnh lý tim mạch vành và đột quỵ. Sự tích tụ cholesterol trong lòng mạch gây thu hẹp động mạch và hạn chế sự lưu thông máu.

Một số nguyên nhân làm cholesterol tăng cao có thể kể tới như:

  • Chế độ ăn uống: Thường xuyên ăn các thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn,…
  • Thừa cân, béo phì
  • Mang thai và một số tình trạng khác làm tăng nội tiết tố ở nữ giới
  • Một số bệnh lý. Như tiểu đường, bệnh gan, thận, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tuyến giáp,…
  • Một số thuốc: progestin, steroid đồng hóa và corticosteroid,…

Cholesterol bao nhiêu là cao?

Bình thường, cholesterol cao đơn thuần thường không gây nhiều triệu chứng để người bệnh có thể phát hiện ra. Bạn có thể biết được nồng độ cholesterol máu của mình cao khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu. Vậy, nồng độ cholesterol bao nhiêu là cao?

Đối với cholesterol toàn phần:

  • Ở người lớn, cholesterol toàn phần dưới 200mg/dL được coi là chỉ số bình thường.
  • Từ 200 – 240 mg/dL được coi là mức nguy cơ
  • Trên 240mg/dL được coi là mức cao

Đối với LDL cholesterol:

  • Nên dưới 100mg/dL
  • Mức có thể chấp nhận ở những người không có vấn đề sức khỏe: 100 – 130 mg/dL
  • Mức biên giới:  130 – 160 mg/dL
  • Mức cao: Trên 160 mg/dL

Đối với HDL cholesterol:

  • Tối ưu nhất là 60 mg/dL hoặc cao hơn
  • Mức gây hại: Thấp hơn 40 mg/dL

Điều trị 

cholesterol là gì, điều trị

Khi cholesterol tăng cao, đặc biệt ở những bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch vành và các yếu tố nguy cơ khác… Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc điều trị như:

  • Thuốc hạ mỡ máu nhóm Statin: atorvastatin, fluvastatin, pravastatin, lovastatin, simvastatin, rosuvastatin ,…
  • Thuốc ức chế hấp thu cholesterol như Ezetimibe 
  • Nhựa gắn axit mật
  • Vitamin B3 ( Niacin )

Trong đó, ezetimibe là thuốc giúp hạn chế sự hấp thụ cholesterol trong ruột.Qua đó, thuốc có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các biến cố tim mạch lớn ở những người có nguy cơ cao.

Cùng với sử dụng thuốc, thay đổi lối sống cũng là một phương pháp được áp dụng trong điều trị. 

Ngăn ngừa cholesterol tăng cao 

Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa cholesterol tăng cao trong máu nhờ xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Một số lối sống lành mạnh mà bạn có thể áp dụng ngày như:

  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, có lợi cho tim mạch. Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên rán, dầu mỡ nhiều,… Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Bỏ thuốc lá
  • Hạn chế uống rượu bia và đồ uống có cồn
  • Cải thiện cân nặng, giảm cân ở những người thừa cân

Những việc đơn giản này sẽ giúp bạn cải thiện chỉ số cholesterol và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mạch vành hiệu quả.

Trên đây là một số thông tin về Cholesterol. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng, giúp bạn hiểu hơn về Cholesterol là gì: Nguyên nhân, sự nguy hiểm cùng cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *