【Giải đáp】Cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài là bệnh gì?

Nhiều người gặp phiền toái khi cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài ngay, tuy nhiên lại không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì. Đừng chủ quan về tình trạng này! Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.

cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài

Tình trạng cứ ăn xong là đau bụng đi ngoài

Việc đi ngoài sau ăn có thể là tình trạng thường gặp ở nhiều trường hợp. Bình thường, cần khoảng 24 – 72 tiếng để hệ tiêu hoá làm việc và xử lý hết thức ăn. Trung bình sau ăn từ 6 – 8 tiếng, thức ăn đã di chuyển qua các cơ quan như dạ dày, tá tràng và đến đại tràng.

Tại đại tràng, thức ăn thường lưu lại đây lâu hơn một chút. Các vi sinh vật trong đại tràng sẽ thực hiện nhiệm vụ phân giã nốt bã thức ăn thành phân. Sau đó, đào thải ra ngoài ra đường trực tràng, hậu môn.

Ở người bình thường sau khi ăn, nhu động ruột có thể tăng lên. Đại tràng co bóp mạnh hơn và đẩy phân ra ngoài nhanh hơn. Do vậy bạn sẽ có hiện tượng đi ngoài sau khi ăn. Nếu bạn đi ngoài ít hơn 2 lần mỗi ngày và phân bình thường thì không có gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nếu bạn đi ngoài nhiều hơn 2 lần trong ngày. Kèm theo cơn đau bụng, tính chất phân không bình thường, như phân lỏng nát, thậm chí là đi ngoài không kìm được,… thì đây lại là triệu chứng bệnh lý cần quan tâm. Vậy, cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý gì?

Bệnh lý gây tình trạng cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài 

Có nhiều bệnh lý có thể gây ra tình trạng cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài. Trong đó phải kể tới những bệnh lý phổ biến sau:

1. Cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài do Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý điển hình gây tình trạng cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài.

Theo các chuyên gia, hội chứng ruột kích thích có thể khiến người bệnh đi ngoài ngay sau ăn chỉ 15 phút. Thậm chí có những trường hợp người bệnh phải đi ngoài ngay sau khi ăn mà không thể nhịn được.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này chủ yếu là do người bệnh bị rối loạn hệ thần kinh thực vật. Đây là hệ thần kinh chi phối hoạt động co bóp của cơ đại tràng. Hệ thần kinh này dễ bị kích thích bởi một số tác nhân như tâm lý căng thẳng, stress, thực phẩm nóng, tanh lạnh, các đồ ăn lạ,… 

Khi hệ thần kinh này bị kích thích, người bệnh có thể đi ngoài ngay. Thậm chí đi ngoài tới 4,5 lần mỗi ngày, đi xong còn muốn đi ngoài tiếp, cảm giác buồn đi nhưng không đi được,… 

Cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài do hội chứng ruột kích thích

2. Cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài do Viêm đại tràng

Viêm đại tràng cũng là bệnh lý có thể khiến cho người bệnh đi ngoài sau khi ăn. Trên niêm mạc đại tràng xuất hiện những vết tổn thương, viêm loét ở nhiều mức độ khác nhau.

Khi người bệnh ăn phải những thực phẩm gây kích thích đường ruột. Như thực phẩm cay, nóng, đồ ăn sống, tanh lạnh,… có thể kích thích vào những ổ viêm trên niêm mạc đại tràng và gây đi ngoài. Bên cạnh tình trạng đau bụng đi ngoài, người bệnh còn gặp tình trạng phân lỏng nát, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…

Viêm đại tràng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bởi nếu để lâu, ổ viêm loét lan rộng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó có xuất huyết đường tiêu hoá, thủng đại tràng, giãn đại tràng hay thậm chí là ung thư đại tràng.

3. Viêm ruột

Viêm ruột là tình trạng viêm đường ruột, bao gồm 2 loại: Viêm loét đại tràng và Bệnh Crohn.

Viêm loét đại tràng với vị trí viêm thường ở đại tràng và trực tràng. Trong khi đó, bệnh Crohn có thể gây viêm loét ở bất cứ đâu trên đường ruột, từ miệng cho tới hậu môn.

Các triệu chứng viêm ruột có thể khác nhau tùy từng tình trạng của bệnh. Tuy nhiên, có một số triệu chứng thường gặp như đi ngoài sau ăn, tiêu chảy dai dẳng, phân lẫn máu, mệt mỏi, sút cân,… Bệnh cần được phát hiện và có biện pháp điều trị, kiểm soát phù hợp. Bởi đây là một trong những nguyên nhân gây ung thư đại tràng phổ biến.

Xem thêm: TOP 7 mẹo chữa viêm đại tràng tại nhà vô cùng đơn giản

4. Dị ứng thực phẩm

Một số người có thể bị dị ứng với một số thực phẩm nhất định. Hệ thống miễn dịch phản ứng với một số loại protein trong thực phẩm như thể chúng là mầm bệnh có hại, chẳng hạn như vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng.

Sau khi ăn những thực phẩm gây dị ứng, người bệnh có thể đi ngoài ngay. Bên cạnh đó còn một số triệu chứng khác như ngứa ran trong miệng, sưng mặt, phát ban, buồn nôn , nôn mửa, tiêu chảy, …. 

5. Không dung nạp thực phẩm

Không dung nạp thực phẩm là một tình trạng phổ biến khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc tiêu hoá một số thực phẩm nhất định. Thường xảy ra phổ biến ở những người bị rối loạn tiêu hoá như hội chứng ruột kích thích.

Khi ăn những thực phẩm không dung nạp được, người bệnh thương ẽ cảm thấy khó chịu ngay sau đó. Bên cạnh đó, bạn có thể đi ngoài ngay sau ăn, chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy, đau đầu, sổ mũi,…

5 nguyên nhân trên không phải là tất cả các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng cứ ăn xong là đau bụng đi ngoài. Tuỳ từng nguyên nhân mà bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp khác nhau.

Phải làm gì khi có tình trạng cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài?

Khi gặp tình trạng này kéo dài, tốt nhất là bạn nên đến các trung tâm y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

Phải làm gì khi có tình trạng cứ ăn xong là đau bụng đi ngoài

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo sau:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Tránh các thức ăn khó tiêu, thức ăn béo, nhiều dầu mỡ. Các sản phẩm từ sữa, các thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ.
  • Ghi nhật ký các thực phẩm gây tình trạng cứ ăn xong là đau bụng đi ngoài. Từ đó, biết những loại thực phẩm không phù hợp và hạn chế chúng để xem các triệu chứng có cải thiện hay không
  • Quản lý căng thẳng: Đối với một số người , căng thẳng quá mức có thể kích thích co bóp đường ruột và gây đi ngoài. Do đó, hạn hạn chế căng thẳng bằng các phương pháp như tập thể dục, ngồi thiền.

Tóm lại, tình trạng Cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài có thể bắt nguồn từ sinh lý hoặc do bệnh lý gây ra. Điều quan trọng là bạn cần xác định được chính xác nguyên nhân gây tình trạng này, từ đó có cách khắc phục hợp lý. Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *