Đột quỵ: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Điều trị

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở nước ta hàng năm. Đây là tình trạng khẩn cấp cần kịp thời phát hiện và đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Bởi mỗi phút trôi qua, các tế bào não không có oxy sẽ bị tổn thương và chết. 

Đột quỵ là gì

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ ( tiếng anh: stroke ) là tình trạng xảy ra khi một hay nhiều mạch máu trong não bị vỡ và xuất huyết. Điều này làm cản trở quá trình cung cấp máu và oxy cho não. Khi não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, các tế bào sẽ bị tổn thương và chết dần.

Đây là một trường hợp khẩn cấp y tế và cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Mặc dù nhiều trường hợp người bệnh đột quỵ vẫn có thể điều trị được. Nhưng những người không may mắn có thể bị tàn tật hoặc thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh

Não là cơ quan quan trọng của cơ thể. Chúng rất cần oxy và chất dinh dưỡng do máu cung cấp để có thể sống và hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu nguồn máu cung cấp cho não bị ngừng hoặc hạn chế sẽ gây đột quỵ.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới đột quỵ:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Đây là loại phổ biến nhất, chiếm tới 85% tổng số các trường hợp bệnh đột quỵ. Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông ngăn cản máu đến một khu vực của não. Thường do các bệnh lý như xơ vữa động mạch,…
  • Đột quỵ do xuất huyết. Xảy ra khi mạch máu bị vỡ do các tình trạng như chứng phình động mạch, dị dạng động mạch,…

Ngoài 2 tình trạng trên, còn có cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua ( TIA ).  Xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần của não không đủ cung cấp trong một thời gian ngắn. 

Khi lưu lượng máu trở lại bình thường thì các triệu chứng sẽ biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, TIA thường là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ xuất hiện đột quỵ trong tương lai gần.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Bệnh tăng huyết áp
  • Bệnh mỡ máu cao
  • Tình trạng cholesterol máu tăng cao
  • Bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh. Bao gồm nhiều muối, giàu chất béo bão hoà, giàu cholesterol, lạm dụng rượu bia, lười vận động,…
  • Hút thuốc lá
  • Di truyền

7 Dấu hiệu đột quỵ ai cũng nên biết

Thiếu máu nuôi dưỡng khiến các tế bào não bị tổn thương. Bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu của đột quỵ biểu hiện ở các bộ phận được kiểm soát bởi vùng não bị tổn thương.

7 dấu hiệu đột quỵ

Bạn cần chú ý 7 dấu hiệu đột quỵ bao gồm:

  • Tê hoặc yếu ở cánh tay, không thể giơ lên cao được.
  • Khuôn mặt bị méo, xệ xuống một bên. Đặc biệt là miệng và mắt bị sụp xuống
  • Ngọng, khó phát âm rõ ràng, lời nói lắp bắp.
  • Thị lực giảm, khó nhìn, nhìn mở ở một hoặc cả hai mắt
  • Mất thăng bằng
  • Chóng mặt
  • Đau đầu dữ dội, đột ngột mà không rõ nguyên nhân

Khi người thân của bạn gặp những dấu hiệu này, hãy ngay lập tức liên hệ tới trung tâm cấp cứu. Thời gian điều trị kịp thời chính là chìa khoá để cứu sống và ngăn ngừa những biến chứng xảy ra.

Điều trị bệnh

Các phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào từng loại đột quỵ. Thông thường:

Sử dụng thuốc làm tan huyết khối, thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc hạ huyết áp,…

Thủ thuật để loại bỏ cục máu đông. Nhiều trường hợp phẫu thuật có thể được thực hiện để điều trị phù não và giảm nguy cơ xuất huyết thêm.

Bên cạnh cấp cứu thì phục hồi sau đột quỵ cũng là một vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Nhiều bệnh phân được cứu sống sau cơn đột quỵ có thể gặp các vấn đề do chấn thương não.

Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân đã từng bị đột quỵ. Ngoài ra, những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao cũng cần chú ý.

biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Bỏ thuốc lá
  • Hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có cồn
  • Giảm cân, cải thiện cân nặng của cơ thể. Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị béo phì, thừa cân.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Trong đó, tăng cường ăn rau xanh và trái cây. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo, giàu cholesterol, thực phẩm nhiều đường nhiều muối,…
  • Tăng cường vận động thể chất, ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe sẽ giúp bạn biết sớm các vấn đề mà mình gặp phải cũng như cảnh báo nguy cơ đột quỵ.
  • Điều trị và kiểm soát các bệnh lý liên quan. Bao gồm xơ vữa động mạch, bệnh mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường,…

Như vậy, đột quỵ là một tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh và có những kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *