Tất cả những thông tin cần biết về Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một trong những rối loạn tiêu hoá phổ biến ở nước ta. Tuy không gây những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây nhiều khó chịu, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.

hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích ( Irritable bowel syndrome – IBS ) là một rối loạn chức năng đường ruột, đặc biệt ở đại tràng. Trong đó, đại tràng không hề có tổn thương thực thể. Nhưng cơ đại tràng lại co thắt bất thường gây ra những triệu chứng như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân táo lỏng thất thường, bụng nổi cục cứng,… 

Ở Việt Nam, hội chứng ruột kích thích còn được gọi với tên gọi Đại tràng co thắt hay Đại tràng chức năng. Bệnh phổ biến với tỉ lệ mắc từ  5 – 20% dân số và không phân biệt tuổi tác. 

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên có một số yếu tố có thể ảnh hưởng bệnh như:

  • Yếu tố tâm lý: Những người thường xuyên căng thẳng, stress quá mức thường có nguy cơ xuất hiện bệnh nhiều hơn. Đồng thời biểu hiện bệnh cũng nặng hơn.
  • Thực phẩm: Bệnh có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân tiêu thụ một số thực phẩm kích thích đường ruột. Đặc biệt là rượu bia, cà phê, thực phẩm cay nóng, sống,…
  • Nhiễm khuẩn đường ruột
  • Sự thay đổi nồng độ hormone, thường gặp ở chị em trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.
  • Di truyền

Dấu hiệu và triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Tuỳ từng thể bệnh mà hội chứng ruột kích thích có thể biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Người bệnh có  thể gặp thể bệnh táo bón, tiêu chảy hoặc hỗn hợp.

triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh như:

Đau bụng

Mức độ đau tuỳ thuộc từng người bệnh, có người đau âm ỉ nhưng cũng có những người đau quặn. Đặc biệt, đau tăng lên sau khi ăn uống những thực phẩm kích thích.

Táo bón hoặc tiêu chảy

  • Với thể táo bón, người bệnh rất ít đi ngoài. Phân táo và cứng như phân dê, thường kèm theo một lớp nhầy bọc ngoài phân. 
  • Với thể tiêu chảy, người bệnh thường xuyên đi ngoài nhiều lần. Phân lỏng nát, lẫn nhầy bọt,.. Đặc biệt, người bệnh có thể đi ngoài ngay sau khi ăn uống kích thích như rượu bia, cà phê, gia vị cay,…

Cần lưu ý: Hội chứng ruột kích thích không bao giờ gây đi ngoài ra máu. Do vậy, nếu phân có lẫn máu thì nên kiểm tra xem xét các bệnh lý khác.

Các triệu chứng khác

Một số triệu chứng khác: đầy bụng, chướng hơi, nặng bụng, khó tiêu, ăn uống kém, mệt mỏi,…

Các triệu chứng của HC ruột kích thích có thể thay đổi theo thời gian, phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống. Do vậy, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị và kiểm soát bệnh.

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Đây là bệnh lý lành tính và không gây những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh dứt điểm rất khó khăn, bệnh thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bên cạnh đó, tình trạng đi ngoài bất thường có thể dẫn tới một số biến chứng như:

  • Bệnh trĩ: Người bệnh thường xuyên táo bón, phân khô cứng và khó đi ra khỏi hậu môn. Người bệnh cần dùng sức để tống phân ra ngoài, lâu dẫn gây bệnh trĩ. Ngoài ra, tình trạng đi ngoài liên tục nhiều lần trong ngày cũng làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn và gây trĩ.
  • Giảm chất lượng cuộc sống. Triệu chứng đau bụng, đi ngoài thường xuyên gây nhiều khó chịu, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt. Bệnh để lâu với các triệu chứng nghiêm trọng khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng, căng thẳng. Điều này vô tình lại làm bệnh nặng lên. 

Các phương pháp điều trị bệnh

Điều trị hội chứng ruột kích thích thường kết hợp giữa việc dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuỳ theo từng triệu chứng của bệnh mà bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.

điều trị hội chứng ruột kích thích

Phương pháp tây y

Hiện nay các thuốc tây y thường được sử dụng để giúp thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Một số thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc chống co thắt. Thuốc giúp làm chậm nhu động ruột, giảm tình trạng co thắt ở đường ruột, đặc biệt là đại tràng. Một số thuốc chống co thắt như: dicyclomine, dicyclomine, 
  • Thuốc cầm tiêu chảy như loperamid, diphenoxylate, smecta,…
  • Thuốc chống táo bón như bisacodyl, lactulose, polyethylene glycol 3350,…
  • Thuốc chống trầm cảm đôi khi được sử dụng khi người bệnh có kèm những rối loạn tâm trạng.

Các thuốc trên thường giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng tạm thời. Hội chứng ruột kích thích có thể tái phát khi bệnh nhân ngừng dùng thuốc.

Phương pháp đông y

Bệnh thường xuyên tái phát khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Trong khi đó, việc sử dụng thuốc kéo dài làm người bệnh có nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ. Do đó, ngày càng nhiều người bệnh ưa chuộng sử dụng các thảo dược đông y an toàn và hiệu quả. 

Một trong những thảo dược nổi tiếng trị bệnh này là Ngải tiên. Ngải tiên đã được người Dao sử dụng hàng trăm năm cho các rối loạn tiêu hoá như viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Nhiều người đã cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh nhờ thảo dược này.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Và kiêng gì?

Người bệnh nên tăng cường bổ sung chất xơ. Chất xơ có nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên cám,… Ngoài ra bổ sung các sản phẩm Probiotic cũng rất có lợi cho đường ruột.

Bên cạnh những thực phẩm lành mạnh, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm kích thích đường ruột. Bao gồm rượu bia, cà phê, thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều đường, đồ cay, nước ngọt có gas,… 

Các thực phẩm kích thích ở mỗi người bệnh là khác nhau. Do vậy, bạn nên chú ý những thực phẩm mình tiêu thụ và gây ra các triệu chứng bệnh. Từ đó xây dựng được chế độ ăn kiêng phù hợp đối với bản thân.

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lành tính. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bạn không nên quá lo lắng mà chỉ cần sử dụng thuốc và có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Hy vọng những thông tin mà Dược phẩm An Châu cung cấp đã mang lại cho bạn thêm những kiến thức hữu ích về bệnh học, điều trị và cải thiện bệnh hiệu quả. Chúc các bạn sức khỏe!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *