Rong kinh là gì? Cách điều trị và chế độ ăn uống hợp lý

Rong kinh là một trong những tình trạng rối loạn kinh nguyệt phổ biến ở chị em phụ nữ. Tuỳ từng nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác nhau.

rong kinh

Rong kinh là gì? Phân biệt với rong kinh và rong huyết

Rong kinh là một tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Trong đó hành kinh kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu trên 80 ml/chu kỳ.

Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày. Thời gian hành kinh sẽ từ 3 – 5 ngày và mất khoảng 50 – 80ml máu. 

Chị em bị rong kinh kéo dài khiến lượng máu kinh nguyệt ra nhiều. Tình trạng này có thể gây thiếu máu với biểu hiện xanh xao, mệt mỏi…

Rong kinh và kinh huyết là 2 tình trạng hoàn toàn khác nhau. Chị em cần chú ý phân biệt 2 tình trạng này với nhau:

  • Rong kinh là tình trạng âm đạo ra máu liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài trên 7 ngày, lượng máu mất đi nhiều. Thường liên quan đến vấn đề mất cân bằng nội tiết.
  • Rong huyết là tình trạng xuất huyết âm đạo không liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt. Có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào và thường liên quan tới các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…

Nguyên nhân 

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này. Một số trường hợp bác sĩ cũng không thể xác định được nguyên nhân.

nguyên nhân gây rong kinh

Một số nguyên nhân gây rong kinh phổ biến:

  • Rong kinh cơ năng

Thường gặp ở giai đoạn đầu của lứa tuổi dậy thì và thời kỳ tiền mãn kinh. Đây là 2 giai đoạn nội tiết thay đổi nhiều, lượng Estrogen đột ngột tăng lên hoặc giảm mạnh khiến cho chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường.

  • Rối loạn nội tiết

Thông thường, sự thay đổi của 2 hormone sinh dục nữ là Estrogen và Progesteron sẽ ảnh hưởng đến độ dày của lớp nội mạc tử cung. Lớp nội mạc này sẽ bong ra khi tới chu kỳ kinh nguyệt và tạo thành máu kinh. Nếu bạn bị rối loạn nội tiết có thể khiến cho lớp nội mạc tăng sinh quá mức và bong ra gây chảy máu kinh nguyệt kéo dài với lượng nhiều.

  • Các bệnh lý ở tử cung – buồng trứng

Một số bệnh lý ở tử cung và buồng trứng có thể dẫn đến tình trạng rong kinh. Như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung,….

  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai bổ sung một lượng nội tiết nhất định vào cơ thể có thể gây ra tình trạng rong kinh. Đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc khi chị em sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày những không đúng liều lượng.

Rong kinh có nguy hiểm không?

Tình trạng rong kinh có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh.

  • Nếu rong kinh kéo dài với lượng nhiều có thể gây thiếu máu. Người bệnh có các biểu hiện như mệt mỏi, da dẻ xanh xao, khó thở, thở dốc,…
  • Tình trạng ra máu kéo dài khiến cho tử cung – âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt. Từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm phụ khoa.
  • Ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh. Chị em luôn có cảm giác khó chịu, thậm chí là sợ hãi mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Rong kinh còn là một trong những triệu chứng của các bệnh lý phụ khoa. Như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung,… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.

Bị rong kinh phải làm sao? Nên uống thuốc gì?

bị rong kinh phải làm sao

Khi bị rong kinh, chị em nên:

  • Nằm nghỉ ngơi nếu bị mất máu nhiều
  • Nghỉ ngơi điều độ, tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng qua chế độ ăn uống. Tránh căng thẳng, stress quá mức.
  • Nên kiêng các thực phẩm kích thích trong chu kỳ kinh nguyệt. Bao gồm: rượu, bia, cà phê, thuốc lá, các gia vị và đồ ăn cay nóng,…

Lưu ý: chị em nên đến các cơ sở y tế thăm khám để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị hợp lý.

Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm:

Sử dụng thuốc 

  • Thuốc cầm máu

Thường sử dụng Tranexamic acid là thuốc cầm máu để điều trị rong kinh. Đây là loại thuốc được kê đơn của bác sĩ và giúp làm giảm lượng máu kinh tới 60%. Thuốc chỉ giúp giảm lượng máu kinh chứ không có tác dụng điều hoà lại chu kỳ kinh nguyệt.

  • Thuốc giảm đau

Nếu rong kinh kèm theo tình trạng đau bụng thì bác sĩ có thể kê thêm cho bạn các loại thuốc giảm đau. Trong đó phổ biến có paracetamol, Ibuprofen, naproxen,…

  • Thuốc nội tiết

Thuốc nội tiết được sử dụng thường là các thuốc tránh thai. Thuốc sẽ bổ sung một lượng nội tiết vào cơ thể và làm hạn chế sự tăng sinh của lớp nội mạc tử cung và điều hoà lại chu kỳ kinh nguyệt. Từ đó giảm hiện tượng ra máu vào chu kỳ kinh nguyệt.

Các thuốc thường dùng như  Levonorgestrel, Ethinyl estradiol ,…

Tuy nhiên, chị em cần sử dụng theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Cần theo dõi sức khoẻ trong quá trình sử dụng do thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ. 

Điều trị nguyên nhân

Nếu nguyên nhân gây rong kinh là do các bệnh lý phụ khoa như u xơ, u nang hay viêm nhiễm. Khi điều trị các bệnh lý này thì tình trạng rong kinh có thể được cải thiện hiệu quả.

Phẫu thuật

Nếu như điều trị bằng thuốc nội tiết hay điều trị nguyên nhân không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật như đốt laze diệt tuyến, nạo vét niêm mạc tử cung, loại bỏ các khối u,… 

Bị rong kinh nên ăn gì?

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với chị em bị rong kinh. Bởi một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp chị em bổ sung lại lượng dưỡng chất đã bị mất.

Chị em bị rong kinh nên ăn những thực phẩm sau:

  • Thiếu sắt có thể phổ biến ở chị em đang bị rong kinh gây ra các triệu chứng như mệt mỏi và suy nhược. Do vậy, bạn nên tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa nhiều sắt. Như trái cây khô, các loại hạt, đậu, rau bina, bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc.
  • Canxi là một khoáng chất liên quan đến việc tạo xương và răng khỏe mạnh. Chị em nên tăng cường hấp thụ Canxi bằng cách ăn các sản phẩm từ sữa ít chất béo như sữa, sữa chua và pho mát hoặc các loại rau lá xanh.
  • Nhiều tế bào hồng cầu bị mất khi rong kinh. Vitamin B6 cần thiết để sản xuất các tế bào hồng cầu mới. Vitamin B6 được tìm thấy trong ngũ cốc, chuối, rau bina, hạt hướng dương, bơ, nước ép cà chua và cá hồi.
  • Magie giúp giảm lượng máu kinh. Thực phẩm giàu magie như hạt vừng, hạt dưa hấu, yến mạch, ca cao, bí ngô, bí phải nên được đưa vào trong chế độ ăn uống của chị em bị rong kinh.
  • Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ. Như ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, cám lúa mì, yến mạch cán, lúa mạch, rau lá xanh…

Trên đây là một số thông tin mà Dược Phẩm An Châu chia sẻ về tình trạng Rong kinh cùng những phương pháp điều trị, chế độ ăn uống hợp lý. Khi gặp tình trạng này, tốt nhất là bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp. Tránh để rong kinh kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Tags:
Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *