Trào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị

Trào ngược dạ dày là một trong những rối loạn tiêu hoá gây nhiều phiền toái tới cuộc sống của người bệnh. Không những thế, bệnh còn tiềm ẩn nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm nếu như không được kiểm soát hợp lý. Việc nắm rõ những kiến thức về bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phát hiện và điều trị bệnh hợp lý.

trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là gì? 

Trào ngược dạ dày có tên tiếng anh là Gastroesophageal Reflux Disease – GERD. Đây là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản một cách thường xuyên. Dịch dạ dày chứa axit, men tiêu hoá, thức ăn,… có thể gây tổn thương thực quản, cổ họng,…

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Bình thường, thức ăn đi từ thực quản đến dạ dày thông qua cơ vòng thực quản dưới. Cơ này sẽ mở ra khi chúng ta ăn và cho phép thực phẩm đi từ thực quản xuống dạ dày. Sau đó đóng lại để ngăn hiện tượng các chất từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

Ở người bệnh trào ngược, cơ vòng thực quản dưới bị suy yếu. Chúng không đóng chặt và tạo điều kiện cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. 

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới sự suy yếu của cơ vòng thực quản dưới như:

  • Bệnh lý: Nhiễm trùng thực quản, hẹp môn vị, viêm loét dạ dày, khối u tại dạ dày, rối loạn thần kinh thực vật,…
  • Thói quen ăn uống – sinh hoạt không lành mạnh. Như thường xuyên sử dụng các chất kích thích, rượu bia, cà phê, thuốc lá, nước ngọt có gas,…
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc tây. Như Aspirin, Theophylline, Glucagon, Cholecystokinin,…

Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như stress, béo phì, mang thai,… cùng có thể tác động và gây ra tình trạng trào ngược.

Dấu hiệu và triệu chứng trào ngược dạ dày

dấu hiệu và triệu chứng trào ngược dạ dày

Tuỳ từng mức độ bệnh và cơ địa từng người mà trào ngược có thể biểu hiện những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến gồm:

  • Ợ nóng: Người bệnh cảm giác nóng rát thực quản, phía sau xương ức
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Buồn nôn và nôn trớ
  • Tăng tiết nước bọt ở miệng
  • Đắng miệng, hôi miệng
  • Khó nuốt, vướng nghẹn vùng cổ họng
  • Đau họng. viêm họng, viêm thanh quản
  • Đầy chướng bụng, khó tiêu,….

Trên đây không phải là toàn bộ các triệu chứng mà trào ngược dạ dày có thể gây ra. Người bệnh còn có thể gặp nhiều triệu chứng không phổ biến khác. Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ trào ngược, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm nếu như không có biện pháp điều trị và kiểm soát hợp lý. Một số biến chứng mà trào ngược có thể gây ra như:

  • Loét thực quản. Tình trạng axit dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản có thể gây kích ứng và tổn thương niêm mạc thực quản. Lâu dần hình thành những ổ viêm loét sâu trên niêm mạc thực quản.
  • Hẹp thực quản. Tình trạng viêm thực quản do trào ngược sau khi lành có thể để lại sẹo xơ cứng. Gây hẹp lòng thực quản và bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn.
  • Barrett thực quản. Đây là một trong những tổn thương tiền ung thư. Các tế bào lót tại thực quản liên tục phải tiếp xúc với axit, chúng biến đổi và tăng sinh trông giống như các tế bào niêm mạc ruột. Barrett thực quản làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
  • Ung thư thực quản. Thường gặp ở những người bị trào ngược lâu năm, xuất hiện barrett thực quản và phát triển thành ung thư thực quản.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh

xét nghiệm chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày

Để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm như:

  • Nội soi dạ dày. Trong thử nghiệm này, bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi mềm có gắn camera vào trong họng, đến thực quản và xuống dạ dày của người bệnh. Lúc này, bác sĩ có thể quan sát được các bất thường ở bên bề mặt niêm mạc họng, thực quản hay dạ dày. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy 1 mẫu mô để tiến hành sinh thiết tế bào.
  • Đo pH thực quản lưu động. Bác sĩ sẽ đo pH tại thực quản trong vòng 24 giờ. Sau đó ghi chép lại số lần bệnh nhân bị trào ngược. Thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng trào ngược điển hình nhưng kết quả nội soi bình thường.
  • Đo áp lực thực quản. Thường được sử dụng để đánh giá nhu động thực quản trước khi điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Điều trị trào ngược dạ dày

Điều trị trào ngược dạ dày thường bao gồm  sử dụng thuốc và phẫu thuật nếu cần. Đồng thời kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Phương pháp Tây y

Các loại thuốc được sử dụng hiện nay chủ yếu giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng khó chịu do trào ngược gây ra. Một số thuốc thường dùng hiện nay:

  • Thuốc ức chế bơm proton giúp giảm tiết axit dạ dày. Bao gồm Omeprazol,  Esomeprazole, Lansoprazole,…
  • Thuốc kháng histamin H2 như Cimetidin, Ranitidin,…
  • Thuốc điều hoà nhu động ruột như Metoclopramide, Domperidone,,…
  • Thuốc tạo màng bảo vệ như Gaviscon, Natri bicarbonat, Natri alginate,…

Sử dụng thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.

Phương pháp Đông y

Các bài thuốc nam trị trào ngược ngày càng được nhiều người bệnh ưa chuộng. Bởi thảo dược thường có ưu điểm hiệu quả và lành tính, an toàn khi sử dụng. Độ an toàn vô cùng quan trọng bởi trào ngược dạ dày là bệnh lý mãn tính, cần phải điều trị dài ngày.

Một số thảo dược thường được sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược như:

  • Nghệ: Nghệ chứa hoạt chất curcumin có tác dụng chống viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, nghệ giúp trung hòa dịch vị, giúp cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Thường sử dụng bài thuốc kết hợp nghệ – mật ong để giúp tăng hiệu quả.
  • Gừng: Thường được sử dụng trong các bài thuốc đông y trị rối loạn tiêu hoá, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy,… Đối với trào ngược dạ dày, gừng giúp giảm cảm giác buồn nôn và nôn ở người bệnh.
  • Lá khôi: Đã được chứng minh tác dụng đối với các bệnh lý ở dạ dày. Lá khôi giúp trung hòa và giảm tiết axit dịch vị rất hiệu quả. Cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày như đau bụng, ợ nóng, ợ hơi, ợ chua,…
  • Ngải tiên: Không chỉ có tác dụng nổi bật với viêm đại tràng, ngải tiên có có tác dụng hiệu quả đối với bệnh trào ngược. Ngải tiên có tác dụng kháng khuẩn gây bệnh. Đồng thời tạo lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc thực quản, dạ dày bị tổn thương.

Trào ngược dạ dày là bệnh lý thường gặp. Ngay khi gặp các triệu chứng của bệnh, bạn nên chủ động đi thăm khám và có những biện pháp điều trị, kiểm soát bệnh hợp lý.  

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh, phương pháp điều trị hay chế độ ăn uống hợp lý, hãy liên hệ ngay tới hotline 1800 0089 của Dược Phẩm An Châu để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *