U nang buồng trứng là khối u rất phổ biến ở chị em phụ nữ, chiếm khoảng 3,6% các bệnh lý phụ khoa. Không những gây những triệu chứng khó chịu, u nang còn có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng ( tiếng anh: Ovarian cysts ) là những khối u chứa dịch hoặc chất rắn dạng bã đậu, phát triển ở bên trong buồng trứng. Vị trí, số lượng và kích thước của khối u sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng của người bệnh.
Khối u nang thường phát triển âm thầm và không gây triệu chứng gì khi kích thước còn nhỏ. Đa số các khối u đều là lành tính, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp khối u tiến triển thành ung thư.
Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay, các chuyên gia cho rằng yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các khối u nang là Rối loạn nội tiết. Cụ thể, nồng độ hormone Estrogen tăng cao có thể kích thích sự hình thành của các khối u nang.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Di truyền
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều
- Nhiễm trùng vùng chậu
- Tình trạng stress, thừa cân, béo phì
- Lạm dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp
- Rối loạn chức năng tuyến giáp
Những yếu tố kể trên chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Bạn vẫn có thể mắc bệnh kể cả khi không có các yếu tố trên.
Phân loại khối u
Dựa vào vị trí, tính chất, kích thước mà u nang được phân ra thành nhiều loại khác nhau.
Dựa vào vị trí
Phụ nữ có 2 buồng trứng: Buồng trứng phải và buồng trứng trái.
Dựa vào vị trí, có 2 loại:
- U nang buồng trứng phải: Nằm ở bên buồng trứng phải.
- U nang buồng trứng trái: Nằm ở bên buồng trứng trái.
Dựa vào tính chất
- U nang cơ năng
Thường xuất hiện ở giữa chu kỳ kinh nguyệt và được gọi là nang noãn. Hầu hết u nang cơ năng buồng trứng thường vô hại. Chúng thường biến mất sau một vài chu kỳ kinh nguyệt mà không cần điều trị.
- U nang thực thể
Khác với u nang cơ năng, u nang thực thể phát triển từ những tổn thương ở buồng trứng. Chúng thường tăng dần kích thước và không thể tự biến mất nếu như không có phương pháp điều trị hợp lý.
U nang thực thể được chia thành nhiều loại phụ thuộc vào tính chất của từng khối u. Trong đó có u nang nước, u nang nhầy buồng trứng, u bì buồng trứng,…
Dựa theo kích thước
- U nang kích thước nhỏ: dưới 20mm
- U nang kích thước trung bình: từ 20 – 50 mm
- U nang kích thước lớn: trên 50mm
Như vậy, u nang buồng trứng phải 40mm sẽ được coi là kích thước trung bình. Với trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân theo dõi và thăm khám định kỳ.
Với kích thước u nang buồng trứng 50mm trở lên là kích thước lớn. Bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Dấu hiệu và triệu chứng của u nang buồng trứng
U nang buồng trứng bắt đầu phát triển với kích thước nhỏ thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào. Khi u lớn, chèn ép vào các bộ phận xung quanh có thể gây ra nhiều triệu chứng.
Một số dấu hiệu bệnh mà chị em cần lưu ý:
- Ra huyết âm đạo bất thường
- Rong kinh kéo dài
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới, đặc biệt là khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt
- Đau mỏi lưng
- Đi tiểu nhiều, liên tục
- Đau khi quan hệ tình dục
Khi thấy các dấu hiệu này, chị em nên nhanh chóng đi thăm khám tại các cơ sở y tế. Từ đó phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
Các khối u này đa phần là u lành tính. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh như:
- U nang buồng trứng xoắn
Tình trạng khối u nang bị xoắn thường xảy ra với những u nhỏ, có cuống dài và không dính. Chúng có thể xoắn với nhau hoặc xoắn quanh trục khối u.
Lúc này, tuần hoàn máu đến khối u bị ngưng trệ. Bệnh nhân có biểu hiện đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn, choáng váng vì đau. Cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu nhanh chóng khi gặp các dấu hiệu này.
- Vỡ nang buồng trứng
U nang vỡ thường xảy ra với những khối u nang có vỏ mỏng. Khi áp lực dịch trong nang quá lớn hoặc xảy ra va chạm lớn có thể dẫn tới vỡ nang. Bệnh nhân có biểu hiện đau bụng đột ngột, đau liên tục, nang có thể vỡ gây xuất huyết âm đạo.
Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị kịp thời, nếu không có thể đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.
- Chèn ép cơ quan xung quanh
Khi khối u phát triển lớn dần có thể gây chèn ép đến các cơ quan xung quanh. Nếu u chèn ép vào niệu quản có thể gây ứ nước bể thận gây viêm đài bể thận, viêm thận mãn tính nếu không được điều trị kịp thời. U chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới gây tuần hoàn bàng hệ, cổ trướng,…
- Ung thư hoá
Mặc dù đa số u nang là lành tính. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp khối u nang là ác tính ( ung thư ). Do vậy, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra thăm khám, loại bỏ khả năng ung thư.
Bị u nang buồng trứng có thai được không?
Nhiều chị em lo ngại khối u nang có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ. Bị u nang buồng trứng có thai được không còn phụ thuộc vào vị trí, tính chất và số lượng của u.
Nếu bạn có u nang ở cả 2 bên buồng trứng, số lượng u nang nhiều lấn át diện tích của các nang trứng sinh lý thì khả năng mang thai của bạn có thể bị ảnh hưởng. Nhiều trường hợp chị em phụ nữ mang thai bị vô sinh do u nang buồng trứng.
Tuy nhiên, nếu u nang chỉ xuất hiện ở 1 bên buồng trứng, số lượng ít và không lấn át các nang trứng sinh lý thì chị em vẫn có thể mang thai được bình thường.
Tuy nhiên, khối u có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai kỳ. Khối u có thể phát triển nhanh chóng trong thời kỳ mang thai của người bệnh. Gây chèn ép thai nhi, biến chứng xoắn nang, vỡ nang,… gây nhiều khó khăn khi sinh nở. Làm gia tăng tỷ lệ sảy thai, đẻ non, khó đẻ,…
Điều trị u nang buồng trứng
Hiện nay, người bệnh có nhiều các để chữa u nang ở buồng trứng. Lựa chọn phương pháp điều trị thường phụ thuộc vào tính chất, kích thước, tình trạng sức khoẻ và nhu cầu mang thai của phụ nữ.
Phương pháp tây y
Đối với những u nang kích thước nhỏ và chưa gây nhiều triệu chứng, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân tái khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
Nếu người bệnh có biểu hiện rong kinh rong huyết hoặc đau bụng nhiều có thể kê các thuốc nội tiết hoặc thuốc giảm đau. Khi khối u lớn, gây nhiều triệu chứng khó chịu hay nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm thì thường chỉ định phẫu thuật.
Bị u nang buồng trứng uống thuốc gì?
Trong trường hợp người bệnh có những triệu chứng, bác sĩ có thể kê đơn sử dụng một số loại thuốc:
- Thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen, Naproxen,…
- Thuốc tránh thai, thuốc Progestins tổng hợp,…
Trước khi sử dụng các thuốc tránh thai hay thuốc nội tiết, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Những loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng kéo dài.
Bị u nang buồng trứng có phải mổ không?
Thông thường, u nang chỉ mổ khi khối u nang kích thước quá lớn, gây triệu chứng nặng nề hoặc nguy cơ gây biến chứng. Còn với những khối u nang còn nhỏ, chưa gây nhiều triệu chứng thì chưa cần thiết phải mổ.
Đồng thời, mổ u nang không thể loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh. Do vậy, khối u vẫn có khả năng tái phát nhanh chóng sau phẫu thuật.
Phương pháp đông y
Nhiều thảo dược đã được sử dụng trong điều trị bệnh và cho hiệu quả tốt. Trong đó phải kể đến:
- Trinh nữ hoàng cung: Chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tiêu giảm kích thước khối u. Trong đó, Crinamidin trong trinh nữ hoàng cung đã được chứng minh tác dụng giúp tiêu giảm u xơ, u nang tới 79,5%.
- Củ mài đắng: Chứa tiền chất pregnenolone. Có tác dụng cân bằng nội tiết, ức chế sự phát triển của khối u.
- Náng hoa trắng giúp giảm kích thước của khối u
Xem thêm: TOP 5 thuốc trị u nang buồng trứng tốt nhất hiện nay
U nang buồng trứng nên ăn gì? Kiêng gì?
Chế độ ăn kiêng rất quan trọng đối với bệnh nhân có u nang. Trong đó, cần đặc biệt hạn chế sử dụng các thực phẩm kích thích khối u nang phát triển.
Người bệnh u nang buồng trứng nên kiêng những thực phẩm:
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt dê, thịt cừu, thịt chó,…
- Đồ ăn nhanh, chiên xào, nhiều dầu mỡ,…
- Các thực phẩm chứa nhiều đường
- Các thực phẩm kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ ăn cay nóng,…
- Các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, mầm đậu nành, sữa đậu nành,…
Người bệnh u nang buồng trứng nên ăn những thực phẩm như:
- Rau xanh và trái cây tươi
- Các thực phẩm giàu sắt như cá, thịt gà, ngũ cốc, trứng, các loại đậu
- Thực phẩm giàu omega 3 như cá thu, cá hồi, óc chó, các loại quả hạch,…
- Nên chế biến thực phẩm theo kiểu luộc, hấp để dễ tiêu hoá hơn
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Như vậy, U Nang Buồng Trứng là một bệnh lý thường gặp và thường lành tính. Tuy nhiên, chị em cũng không nên chủ quan mà cần chủ động đi thăm khám. Từ đó có phương pháp điều trị hợp lý.
Nếu còn phân vân hay thắc mắc gì về bệnh, phương pháp điều trị hay chế độ ăn uống hợp lý. Hãy liên hệ ngay tới hotline 1800 0089 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ dược sĩ của Dược Phẩm An Châu.