Hôi miệng là một trong những triệu chứng khó chịu gây ra bởi bệnh trào ngược dạ dày. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải sống chung với hơi thở có mùi mãi mãi. Trong bài viết này, Dược Phẩm An Châu đề cập đến nguyên nhân trào ngược dạ dày gây hôi miệng. Cũng như một số biện pháp khắc phục mà bạn có thể áp dụng ngay bây giờ để cải thiện hơi thở của mình.
Tại sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng?
Ngoài chứng ợ nóng, phàn nàn phổ biến nhất của bệnh nhân bị trào ngược dạ dày là hôi miệng. Ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày sẽ có tình trạng các chất trong dạ dày có thể trào ngược trở lại thực quản. Bao gồm axit dạ dày, dịch mật và thức ăn đang tiêu hoá dở được sẽ đọng lại trong thực quản và trào lên cổ họng của bạn.
Xem thêm: Tất cả thông tin bạn cần biết về bệnh trào ngược dạ dày
Bản thân trào ngược dạ dày không phải là lý do trực tiếp đằng sau hơi thở có mùi. Có 2 cách mà trào ngược gián tiếp gây hôi miệng, bao gồm:
- Sâu răng
Dạ dày có thể tiếp xúc với axit nhờ hàng rào niêm mạc dạ dày có cấu trúc đặc biệt giúp bảo vệ. Tuy nhiên, các bộ phận khác của cơ thể không có lớp lót này và sẽ dễ bị tổn thương bởi axit nếu tiếp xúc lâu dài.
Theo thời gian, axit trào lên qua thực quản và đến miệng có thể khiến răng bị mòn và sâu. Sự tích tụ của các chất phân hủy xung quanh răng có thể góp phần gây ra mùi hôi, đặc biệt là sau khi răng bị sâu.
- Vi khuẩn trong miệng và cổ họng
Thực quản là đường dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày. Ở bệnh nhân trào ngược, axit dạ dày có thể gây thay đổi môi trường ở thực quản và hầu họng. Tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây hôi miệng.
Dấu hiệu cho thấy hơi thở hôi của bạn là do trào ngược dạ dày
Hôi miệng thường được kiểm soát bằng cách dùng chỉ nha khoa, đánh răng và sử dụng nước súc miệng. Tuy nhiên, những trường hợp hôi miệng dai dẳng hơn có thể chỉ ra những vấn đề không liên quan đến miệng.
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy hơi thở có mùi do trào ngược dạ dày:
Hôi miệng liên quan đến thực phẩm
Khi hơi thở của bạn có thể trở nên hôi hơn sau khi ăn một số loại thực phẩm. Đặc biệt là thức ăn cay hoặc chua, thực phẩm kích thích,… Đặc biệt, hơi thở có mùi hôi sau khi uống cà phê có thể là axit trong cà phê đang kích hoạt axit trong dạ dày. Dẫn đến trào ngược có mùi hôi. Kiểm tra hơi thở của bạn sau khi ăn một số loại thực phẩm và xem liệu bạn có bị hôi miệng sau ăn không.
Hôi miệng cùng với các triệu chứng tiêu hóa khác
Ợ hơi, đầy bụng, ợ nóng và đau đều có thể là dấu hiệu trào ngược dạ dày. Điều này đặc biệt đúng khi các triệu chứng tiêu hóa xuất hiện ngay sau khi ăn xong.
Hơi thở của bạn có mùi chua
Axit dạ dày trào ngược vào thực quản thường ở dạng dịch mật, đây là dấu hiệu khác biệt của chứng trào ngược dạ dày và chứng khó tiêu.
Hôi miệng trở nên tồi tệ hơn khi sử dụng caffeine, rượu và thuốc lá
Trào ngược dạ dày là do cơ thắt dạ dày thực quản bị suy yếu, dẫn đến trào ngược các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
Các thành phần trong các sản phẩm có chứa caffeine và cồn được biết là làm suy yếu cơ vòng dạ dày thực quản. Các loại thực phẩm khác như sô cô la, thực phẩm giàu chất béo và axit, cũng như bạc hà, hành tây và tỏi có thể tạo ra phản ứng tương tự.
Bạn cảm thấy khó chịu ở cổ họng
Axit trào ngược thường đi kèm với cảm giác nóng rát, vướng nghẹn khó chịu vùng họng.
Nếu cổ họng của bạn cảm thấy cộm, ngứa hoặc ngứa ran sau khi ợ hơi thì đây là những dấu hiệu rõ ràng của chứng trào ngược axit. Cảm giác nóng rát ở cổ họng kèm theo mùi hôi là dấu hiệu báo bạn đang mắc các bệnh về dạ dày.
Điều trị trào ngược dạ dày gây hôi miệng
Để điều trị trào ngược dạ dày gây hôi miệng hiệu quả, bạn cần kết hợp điều trị trào ngược dạ dày và điều trị hôi miệng.
Điều trị trào ngược dạ dày
Một cách dứt điểm để điều trị hôi miệng là điều trị nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Lối sống không lành mạnh:
- Béo phì hoặc thừa cân
- Gây áp lực lên van dạ dày do ăn quá nhiều thức ăn cùng một lúc
- Nằm ngay sau bữa ăn
- Ăn nhẹ gần giờ đi ngủ
- Ăn thực phẩm có tính axit cao
- Tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm béo, chiên hoặc cay
Các tình trạng thuộc về y tế như:
- Bệnh nhân bị thoát vị gián có thể gây trào ngược dạ dày. Điều này xảy ra khi phần trên của dạ dày phình ra và di chuyển lên trên cơ hoành.
- Các bệnh lý như nhiễm trùng thực quản, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,…
- Phụ nữ mang thai thường bị trào ngược axit trong thai kỳ. Các triệu chứng xấu đi trong suốt tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, trào ngược có thể biến mất hoặc cải thiện ngay sau khi sinh
- Dùng thuốc như ibuprofen, thuốc giãn cơ và thuốc điều hòa huyết áp
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các loại thuốc trị trào ngược dạ dày để cải thiện tình trạng bệnh. Khi điều trị trào ngược dạ dày được thì chứng hôi miệng cũng có thể cải thiện và biến mất.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? TOP 4 nhóm thuốc bạn cần biết
Mẹo giảm hôi miệng
Bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm hôi miệng do trào ngược dạ dày như sau:
- Uống đủ nước. Luôn có một cốc nước bên cạnh. Pha loãng axit trong dạ dày càng nhiều càng tốt bằng cách uống nhiều nước.
- Súc miệng nước muối thường xuyên, 3 lần mỗi ngày. Nước muối có tác dụng sát khuẩn miệng – họng. Vi khuẩn gây hôi miệng bị tiêu diệt sẽ giúp cải thiện mùi hôi miệng hiệu quả.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên. Nên đánh răng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Hạn chế các thực phẩm nặng mùi. Như hành tây, tỏi, mắm tôm,…
- Súc miệng bằng nước muối ngò gai
- Uống trà gừng
Trên đây là một số cách chữa trào ngược dạ dày gây hôi miệng mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, với trường hợp trào ngược dạ dày nghiêm trọng thì bạn nên thăm khám và có hướng điều trị phù hợp. Chúc bạn sức khỏe!