Hiện tượng trào ngược dạ dày gây khó thở và Cách khắc phục

Trào ngược dạ dày gây khó thở là một triệu chứng khó chịu mà nhiều người gặp phải. Khi axit từ dịch vị dạ dày đi ngược lên cổ họng, nó có thể xâm nhập vào phổi và gây viêm. Tình trạng viêm này gây ra các vấn đề về hô hấp như ho, khó thở, thở khò khè và hen suyễn.

 trào ngược dạ dày gây khó thở

Tổng quan về trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới (tâm vị) bị suy yếu và giãn ra, cho phép axit dạ dày đi ngược lên thực quản. Axit dạ dày với tính chất gây kích ứng mạnh có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản. Dẫn tới các triệu chứng tổn thương thực quản như ợ nóng, khó nuốt, buồn nôn và nôn, cảm giác có khối u vướng ở cổ họng nhưng không đau,…

Bên cạnh đó, axit dạ dày khi len lỏi đến đường hô hấp có thể gây ra các triệu chứng ngoài thực quản. Bao gồm tức ngực, ho mãn tính, khó ngủ, hen suyễn và khó thở. 

Tại sao trào ngược dạ dày gây khó thở?

Trào ngược dạ dày có liên quan đến các triệu chứng đường hô hấp như ho mãn tính, khó thở và thở khò khè. 

Khi axit dạ dày trào ngược lên cổ họng và vào phổ có thể làm kích ứng, sưng phù nề và viêm đường hô hấp. Từ đó gây khó thở. Tình trạng axit trào ngược vào đường hô hấp thường xảy ra vào ban đêm, khi người bệnh nằm ngủ.

Tình trạng này kéo dài có thể gây viêm khí quản, viêm phế quản và viêm phổi. Làm nặng thêm tình trạng khó thở theo thời gian.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân có thể gây khó thở ở người bệnh trào ngược dạ dày là Hen suyễn.

Mối liên hệ giữa bệnh hen suyễn và trào ngược dạ dày

mối liên hệ giữa trào ngược dạ dày gây khó thở và hen suyễn

Hen suyễn và trào ngược dạ dày có mối liên hệ với nhau. Các triệu chứng của bệnh hen suyễn như khó thở, thở khò khè và ho dai dẳng có thể gây ra áp lực đẩy axit trong dạ dày lên thực quản. Gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày. 

Đồng thời, axit dạ dày trào ngược lên thực quản thường xuyên có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản. Tình trạng này sẽ gửi tín hiệu cảnh báo đến não làm co bóp đường thở và kích hoạt bệnh hen suyễn. Dẫn tới triệu chứng khó thở.

Như vậy, trào ngược dạ dày có thể kích hoạt và làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Ngược lại, hen suyễn cũng có thể làm nặng thêm tình trạng trào ngược dạ dày.

Cách chữa trào ngược dạ dày gây khó thở

Chữa các vấn đề về hô hấp do trào ngược dạ dày cần phải kết hợp nhiều phương pháp. Thường bệnh nhân phải thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, sử dụng thuốc giúp kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày và giảm bớt tình trạng khó thở.

Cách chữa trào ngược dạ dày gây khó thở

Thay đổi chế độ ăn uống 

Khi nói đến chế độ ăn kiêng, bạn cần chú ý tránh những thực phẩm có thể kích hoạt triệu chứng trào ngược dạ dày. Đồng thời, bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày.

Bạn nên bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn uống của mình như:

  • Ức gà luộc hoặc nướng 
  • Chuối 
  • Dưa hấu cùng với các loại dưa khác là những loại trái cây có hàm lượng axit thấp. Bạn có thể bổ sung chúng vào chế độ ăn uống chống trào ngược của mình. 
  • Bột yến mạch và các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt rất tốt để ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược axit
  • Rau xanh nhẹ như rau diếp, xà lách, súp lơ,…
  • Gừng
  • Nghệ

Bạn nên tránh những thực phẩm có thể gây kích thích dạ dày như:

  • Cà phê, trà, nước ngọt có gas
  • Sô cô la
  • Cà chua và các sản phẩm từ cá chua. Như sốt marinara, tương cà, súp cà chua,…
  • Rượu, bia và các đồ uống có cồn khác
  • Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo
  • Trái cây chua như cam, chanh, bưởi, dứa,…

Xem ngay: Người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì để nhanh lành bệnh

Thay đổi lối sống lành mạnh

Cùng với việc thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi lối sống có thể giúp giảm các vấn đề về hô hấp như khó thở do trào ngược dạ dày. 

  • Hạn chế căng thẳng, stress kéo dài
  • Bỏ thuốc lá
  • Không nên ăn trong vòng 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ
  • Tránh quần áo bó chật, đặc biệt là chật bụng.
  • Nâng cao phần trên cơ thể khi bạn đang ngủ. Bạn có thể kê cao đầu giường lên từ 15 – 20 cm. Hoặc sử dụng gối chuyên dụng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày khi ngủ.

Xem thêm: Người bị trào ngược dạ dày nên làm gì?

 Sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày

Với các trường hợp trào ngược dạ dày từ trung bình đến nặng, việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống thường không đủ đến hạn chế các triệu chứng khó chịu. Lúc này, bạn cần sử dụng các loại thuốc trị trào ngược.

Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc trung hoà axit dịch vị
  • Thuốc giảm tiết axit dạ dày như Omeprazol, Esomeprazol, Cimetidin,…
  • Thuốc làm tăng tháo rỗng dày
  • Thuốc nam trị trào ngược dạ dày như các bài thuốc từ nghệ, gừng, lá khôi,…

Xem thêm: Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? TOP 4 nhóm thuốc bạn cần biết

Tùy từng tình trạng và nhu cầu mà bạn có thể sử dụng các loại thuốc khác nhau. Cần lưu ý nên điều trị bệnh sớm để giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở. Đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm liên quan. Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *