Đối với một số người, chế độ ăn kiêng và sinh hoạt hợp lý là không đủ để cải thiện tình trạng mỡ máu cao. Họ cần sử dụng các thuốc giảm mỡ máu để kiểm soát các chỉ số mỡ máu và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Cùng Dược Phẩm An Châu tìm hiểu trong bài biết dưới đây nhé!
Hiện nay, có 4 nhóm thuốc giảm mỡ máu thường được sử dụng trong điều trị bệnh. Chúng bao gồm:
1. Thuốc giảm mỡ máu nhóm statin
Statin là nhóm thuốc hạ lipid máu được kê đơn phổ biến nhất hiện nay. Thuốc có cơ chế ức chế men HMG – CoA. Đây là loại men tham gia vào quá trình tổng hợp ra cholesterol tại gan. Từ đó làm giảm sản xuất cholesterol tại gan.
Bên cạnh đó, nhóm thuốc statin còn giúp giảm lượng LDL cholesterol. Giúp giảm tỉ lệ người bệnh gặp các nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ.
Một số loại statin thường dùng là:
- Atorvastatin
- Fluvastatin
- Lovastatin
- Pravastatin
- Simvastatin
Một số người bệnh phân vân không biết nên uống thuốc statin khi nào. Trên thực tế, thời điểm uống thuốc còn phụ thuộc vào từng loại statin. Đối với statin tác dụng ngắn thì bạn nên uống vào buổi tối. Trong khi đó, với các thuốc statin tác dụng dài thì bạn nên uống vào buổi sáng.
Khi sử dụng nhóm thuốc statin, bạn cần lưu ý một số tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra như:
- Tiêu cơ vân. Đây là một tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể gây chết người. Các tế bào cơ vân bị tiêu huỷ và giải phóng ra myoglobin gây tắc mạch thận. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy thận và tử vong. Ngừng sử dụng thuốc và đến bệnh viện khi có các dấu hiệu: đau nhức, đau cơ và yếu cơ, nước tiểu màu đỏ thẫm,…
- Viêm gân và tổn thương gân gót
- Nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt
- Rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy, táo bón, buồn nôn
2. Thuốc hạ mỡ máu Niacin ( vitamin B3 )
Niacin còn được gọi là vitamin B3 hay vitamin PP. Được sử dụng trong điều trị bệnh mỡ máu nhờ tác dụng làm giảm LDL cholesterol, triglyceride và tăng HDL cholesterol. Từ đó, hạ thành phần mỡ máu xấu và tăng thành phần mỡ máu tốt.
Bên cạnh việc bổ sung thông qua chế phẩm thuốc, bạn cũng có thể bổ sung niacin thông qua nguồn thực phẩm hàng ngày.
Niacin có thể gây ra tác dụng phụ:
- Nổi mẩn đỏ
- Ngứa da
- Đau đầu
- Đau bụng, buồn nôn và nôn
- Bốc hỏa, đỏ bừng mặt
Một số lưu ý khi sử dụng niacin:
- Niacin khi sử dụng cùng với thuốc nhóm statin có thể làm tăng tác dụng phụ. Gây tổn thương trên cơ và gan.
- Niacin khi sử dụng cùng với thuốc nhóm thuốc nhựa gắn acid mật có thể làm giảm sự hấp thu của niacin. Dẫn tới không đủ liều lượng và hiệu quả điều trị. Do đó cần lưu ý sử dụng 2 nhóm thuốc này cách xa nhau từ 4 – 6 giờ.
3. Thuốc giảm mỡ máu nhóm fibrat
Nhóm thuốc hạ mỡ máu nhóm fibrat làm giảm triglyceride máu tới 20 – 45%. Đồng thời, còn giúp tăng lượng HDL cholesterol lên từ 7 – 15%.
Một số thuốc hạ mỡ máu thuộc nhóm này gồm:
- Fenofibrat
- Gemfibrozil
- Ciprofibrat
- Bezafibrat
Tác dụng phụ mà nhóm thuốc này có thể gây ra như:
- Rối loạn tiêu hóa. Dẫn tới các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu.
- Các phản ứng thần kinh cơ: nhức đầu, chóng mặt, chóng mặt, đau khớp
- Các phản ứng da liễu: chàm, phát ban, nóng mặt
- Đau cơ hoặc tiêu cơ vân, đặc biệt tăng lên khi kết hợp với thuốc giảm mỡ máu nhóm statin.
- Viêm gan nhẹ
- Sỏi mật
Lưu ý:
Nhóm thuốc fibrat không nên dùng cho bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan hoặc thận nặng.
4. Nhựa gắn axit mật
Cholestyramine và colestipol là hai nhựa gắn axit mật được sử dụng trong điều trị bệnh mỡ máu hiện nay. Những thuốc làm giảm LDL (20 %) và tăng HDL (5%). Hiệu quả điều trị tối đa thấy rõ sau một tháng điều trị.
Tác dụng phụ có thể gặp:
- Rối loạn tiêu hóa: táo bón, buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và đầy hơi. Những thuốc này không được khuyến khích sử dụng cho những bệnh nhân bị táo bón mãn tính nặng hoặc bệnh ruột.
- Cản trở sự hấp thụ của ruột đối với các vitamin và khoáng chất khác nhau (ví dụ, vitamin A, D, E, K, axit folic, magiê, sắt, kẽm)
- Làm giảm sự hấp thu của nhiều loại thuốc. Bao gồm levothyroxine, penicillin, propranolol, thuốc lợi tiểu thiazid và digoxin.
5. Thuốc ức chế hấp thu cholesterol
Nhóm thuốc này giúp giảm hấp thu cholesterol từ nguồn thực phẩm. Ezetimibe là thuốc điển hình của nhóm ức chế hấp thu cholesterol và thường được sử dụng phối hợp với thuốc hạ mỡ máu nhóm statin.
Lưu ý một số tác dụng phụ:
- Tăng nguy cơ tổn thương cơ và tổn thương gan khi sử dụng cùng với thuốc hạ mỡ máu nhóm statin hoặc fibrat.
- Dị ứng: phát ban, ngứa, sưng mặt, khó thở,…
Như vậy, các nhóm thuốc giảm mỡ máu kể trên đều giúp giảm mỡ máu nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Do đó, cần tìm hiểu kỹ từng loại thuốc cùng những dấu tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra. Từ đó có biện pháp xử trí kịp thời.